Để giúp thí sinh có thể nắm rõ được cấu trúc, các dạng câu hỏi cũng như nội dung chủ yếu trong phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn. Bài học này sẽ đưa ra một số đề bài cho phần đọc hiểu trong đề thi Văn và giúp các bạn trả lời chúng, để rèn luyện hơn nữa kĩ năng trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu.
-
h2_van_cd2_huongdangiaibait...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Bài tập 1: Xác định hai phương thức kết hợp trong văn bản.
Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô- na Đơ Vanh –xi (1452-1519 )thời còn bé, cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền , làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ, thầy mới nói: “Em nên biết rằng trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dạng khác. Do vậy, nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu !”. Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-Xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.
Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-Xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai .
( Trích Học cơ bản mới trở thành tài lớn – Xuân Yên, Ngữ văn7)
Phương thức biểu đạt tự sự và nghị luận.
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
"...Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương...”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
a. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.
c. Chất suy tưởng triết lí được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Những phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, nghị luận
- Những biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Điệp từ.
+ Điệp ngữ.
+ Điệp cấu trúc.
+ So sánh.
+ Ẩn dụ.
+ Câu hỏi tu từ.
- Chất suy tưởng triết lí được thể hiện qua những câu thơ:
+ “Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”
+ “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”
+ “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“…Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.”
(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)
a. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Điệp cấu trúc, điệp ngữ, điệp từ.
+ Ẩn dụ.
Bài tập 4: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người dân ở đông bằng duyên hải miền Trung thường tổ chức nhiều lễ hội như lễ rước cá Ông, lễ hội Ka-tê,…
Vào đầu mùa hạ, ở Nha Trang có lễ hội Tháp Bà của người Chăm. Người dân tập trung tại các khu Tháp Bà để làm lễ ca ngợi công đức Nữ thần và cầu chúc một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Sau đó là phần hội với các hoạt động văn nghệ, thể thao như múa, hát, bơi thuyền…diễn ra rất sôi nổi.”
(Theo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4)
Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Phương thức biểu đạt thuyết minh.
Phong cách ngôn ngữ khoa học.