1. Đặc điểm sáng tác của tác giả
2. Về bài thơ "Tây Tiến"
- Hoàn cảnh ra đời
- Chủ đề
- Ý nghĩa nhan đề
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến”
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm sáng tác của tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.
2. Về bài thơ "Tây Tiến":
a. Hoàn cảnh ra đời :
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao quân đội Pháp ở thượng Lào và miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn tràn đầy tinh thần dũng cảm và lạc quan.
Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó đến cuối năm 1948 được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Năm 1986, khi in trong tập “Mây đầu ô”, tác giả đổi lại là “Tây Tiến”.
b. Chủ đề :
Trên nền bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, bằng cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến gan dạ, dũng cảm mang vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng.
c. Ý nghĩa nhan đề:
- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc bộ VN. Tây Tiến còn có nghĩa là tiến về miền Tây.
- Bài thơ ban đầu có tựa đề là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến”, nhan đề này đã thể hiện được nỗi nhớ của nhà thơ về một vùng đất hùng vĩ và thơ mộng, về những con người hào hùng và hào hoa. Không những thế, nó còn nhấn mạnh hình tượng người người lính Tây Tiến – những con người của một thời hào hùng, của những năm tháng không thể nào quên.
d. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến”
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là một đặc trưng của Văn học Việt Nam 1945-1975.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đây cũng là nét tâm lí chung của con người Việt Nam, trong những năm tháng chiến tranh, dù có chồng chất khó khăn và hy sinh nhưng vẫn tràn đầy mơ ước hướng tới tương lai. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng.
+ Cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ trong bài thơ “Tây Tiến”: Bằng bút pháp tài hoa, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và thơ mộng. Trên nền thiên nhiên ấy, người lính Tây Tiến hiện lên với chân dung của những con người hào hùng và rất đỗi hào hoa. Dù khó khăn, gian khổ nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn.
- Tinh thần bi tráng:
+ Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu hòa quyện, xâm nhập vào nhau tạo nên vẻ đẹp bi tráng.
+ Nhà thơ đã không trốn tránh hiện thực khốc liệt của chiến tranh, đó là sự hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng không chút bi luỵ, thảm thương. Bởi lẽ, những chàng trai Tây Tiến đến lúc gục xuống vẫn cố gắng trong tư thế của người lính, chính vì thế mà cái chết cũng trở nên thật nhẹ nhàng. Cảm hứng thơ Quang Dũng mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn.