Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
-
Nêu được phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch là gì.
-
Giải thích được (một cách định tính) phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
-
Lí giải được sự tạo thành phản ứng dây chuyền và nêu điều kiện để có phản ứng dây chuyền.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào các em! Hôm nay mình qua bài 5 của chương phản ứng hạt nhân, bài cuối cùng của chuyên đề 7. Xong bài này là các em đã có toàn bộ kiến thức của chương trình vật lý lớp 12 để giành ôn thi kỳ thi THPT Quốc gia. Vậy Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch là gì? Bây giờ mình cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nhé!
1. Phản ứng phân hạch:
* Định nghĩa: Phản ứng phân hạch là phản ứng trong đó 1 hạt nhân rất nặng hấp thụ nơtron chậm (chuyển động nhiệt) và vỡ thành 2 hạt nhẹ hơn.
Xét phản ứng: \(_{92}^{235}\textrm{U}+_{0}^{1}\textrm{n} \rightarrow _{Z}^{A}\textrm{X} + _{Z'}^{A'}\textrm{X'}+k _{0}^{1}\textrm{n}+\underbrace{200 \ MeV}\)
\(\Delta E\)
Số nơtron sinh ra: k = 2 hoặc k = 3
* Hệ số nhân nơtron (s): là số nơtron tiếp tục gây ra phân hạc mới (số nơtron trung bình còn lại sau mỗi phân hạch)
+ Nếu s < 1: hệ thống dưới hạn ⇒ không gây ra phản ứng dây chuyền
+ Nếu s = 1: hệ thống tới hạn ⇒ gây ra phản ứng dây chuyền kiểm soát được: đang xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân
+ Nếu s > 1: hệ thống vượt hạn ⇒ gây ra phản ứng dây chuyền không kiểm soát được: bom nguyên tử (bom bẩn)
Nhớ:
2. Phản ứng nhiệt hạch:
* Định nghĩa: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp các hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn
Xét phản ứng: \(_{1}^{2}H + \ _{1}^{3}H \rightarrow \ _{2}^{4}He + \ _{0}^{1}n + \underbrace{17,6 \ MeV}\)
\(\Delta E\)
+ Điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra: Nhiệt độ từ 50 triệu độ đến 100 triệu độ (m ≥ mth)
1 phản ứng phân hạch: 235u + 1u = 236u → 200 MeV
1 phản ứng nhiệt hạch: 2u + 3u = 5u → 17,6 MeV
Nếu cùng khối lượng: 236u → 830,72 MeV
Người ta đã tạo ra được phản ứng nhiệt hạch dây chuyền không kiểm soát được → Bom khinh khí (Bom sạch).