-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chúng ta sẽ tìm hiểu bài tiếp theo của phần Tiến hóa.
Bài Các nhân tố tiến hóa.
* Khái niệm: Nhân tố tiến hóa là làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Đột biến
1.1.Tác động của đột biến
- Đột biến tạo ra các alen mới làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (nhân tố tiến hóa).
- Tần số đột biến đối với một gen là rất thấp (10-6 - 10-4) → áp lực của đột biến là không lớn.
- Đột biến xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô hướng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.
1.2. Vai trò của đột biến với quá trình tiến hóa
- Tần số đột biến của mỗi gen là rất thấp, tuy nhiên một số gen lại rất dễ đột biến, tần số có thể là 10-2, ngoài ra sinh vật có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều các thể → tạo ra một lượng giao tử mang alen đột biến rất lớn.
- Đột biến tạo ra alen mới có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể có lợi khi môi trường sống thay đổi.
⇒ Giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào môi trường sống.
- Phần lớn alen đột biến là alen lặn, không biểu hiện ở kiểu gen dị hợp, qua giao phối, các alen lặn đi vào trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình
⇒ Giá trị của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen
- Đột biến tạo ra alen mới, qua quá trình giao phối tạo ra các tổ hợp gen mới là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa là biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa.
⇒ Đột biến làm phong phú vốn gen của quần thể.
- Phần lớn đột biến là có hại nhưng vẫn là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì thực nghiệm cho thấy, sự khác nhau giữa các nòi hay các loài không phải do một số đột biến lớn mà là sự tích lũy của nhiều đột biến nhỏ.
2. Di nhập gen (dòng gen)
* Khái niệm: Là sự lan truyền các alen từ quần thể này sang quần thể khác.
- Di nhập gen có thể là sự trao đổi cá thể giữa các quần thể (sự di cư của quần thể động vật) hay sự trao đổi giao tử.
- Di cư gồm hai mặt: di cư và nhập cư.
- Nhập cư:
- Cá thể nhập cư có thể mang tới những alen mới mà quần thể nhận không có → đa dạng, phong phú về vốn gen của quần thể nhận.
- Cá thể nhập cư có thể mang tới những alen đã có sẵn trong quần thể nhận → thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
- Di cư:
- Các cá thể di cư có thể mang một alen nào đó ra khỏi quần thể → làm nghèo vốn gen của quần thể.
- Các cá thể di cư làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Nhập cư:
⇒ Mức độ thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể phụ thuộc vào số lượng cá thể nhập cư và xuất cư.
- Di nhập gen giúp phát tán các alen có lợi, từ đó làm giảm sự khác biệt về mặt di truyền giữa các quần thể với nhau.
3. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các quá trình: giao phối có chọn lọc, tự thụ phấn và giao phối gần.
- Giao phối có chọn lọc là quá trình các cá thể có xu hướng chọn cá thể khác giới có kiểu hình thích hợp để giao phối, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Tự thụ phấn và giao phối gần không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
⇒ Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
* Lưu ý:
- Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
- Giao phối ngẫu nhiên tạo ra biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp đa dạng cho quá trình tiến hóa.
- Quá trình giao phối ngẫu nhiên giúp trung hòa các alen đột biến có hại trong quần thể.