Cùng với Điện từ trường, Sóng điện từ là 1 trong những kiến thức quan trọng nhất của chuyên đề 4- Dao động và sóng điện từ. Qua bài giảng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Nêu được các đặc điểm của điện từ trường, sóng điện từ.
-
Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
-
Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chúng ta tiếp tục qua bài 2 Điện từ trường - Sóng điện từ của chuyên đề Dao động và sóng điện từ. Và ở chương này các dạng bài tập xoay quanh bài Mạch dao động LC mà chúng ta đã học ở bài 1.
Ở phần Điện từ trường - Sóng điện từ, thực sự là 2 bài trong SGK, nhưng 2 bài có mối quan hệ khăng khít với nhau nên trong chuyên đề ôn tập này 2 bài được gộp lại, để giúp các em dễ nhớ, vừa học vừa so sánh.
1. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
* Từ trường biến thiên và điện trường
Khi từ trường biến thiên sẽ tạo ra từ trường xoáy (\(\overrightarrow{E}\) là những đường cong khép kín).
* Điện trường biến thiên về từ trường
Xét mạch LC lý tưởng
\(i = \frac{dq}{dt}\)
Mà: \(q = CU = C.E.d\)
\(\Rightarrow i = \frac{d(C.E.d)}{dt} = C.d = \frac{dE}{dt}\)
Khi điện trường biến thiên thì tạo ra từ trường, từ trường luôn xoáy.
2. Điện từ trường - Thuyết điện từ Mắc - Xoen
* Điện trường và từ trường là 2 mặt thể hiện của một trường thống nhất của điện từ trường.
* Thuyết điện từ
Các phương trình Mắc - Xoen mô tả mối liên hệ của điện từ trường: (4 phương trình).
+ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ Từ trường biến thiên và điện trường xoáy.
+ Điện trường biến thiên và từ trường
3. Sóng điện từ
* Khái niệm: Khi có điện từ trường biến thiên theo thời gian, lan truyền trong không gian tạo thành sóng, gọi là sóng điện từ.
* Các đặc điểm của sóng điện từ
• Sóng: phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ, giao thoa mang năng lượng.
• Sóng điện từ truyền trong môi trường vật chất và cả chân không, trong chân không truyền với vận tốc lớn nhất là C = 3.108 m/s.
• Sóng điện từ luôn là sóng ngang: \(\overrightarrow{E}, \ \overrightarrow{B}\) luôn cùng pha và giao động theo phương vuông góc và vuông phương truyền sóng.
• Sóng điện từ có \(\lambda\) từ vài mét → vài km ⇒ Sóng vô tuyến
* Sóng vô tuyến: sóng dài (vài km), sóng trung (vài trăm mét); sóng ngắn (vài chục mét), sóng cực ngắn (vài mét).