-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Hôm nay chúng ta tiếp tục với phần Sinh thái học.
Bài học tiếp theo: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
1. Ảnh hưởng của ánh sáng
1.1. Vai trò của ánh sáng
- Ánh sáng là nhân tố sinh thái chủ đạo có khả năng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp lên các nhân tố sinh thái khác.
- Cường độ và thành phần của ánh sáng thay đổi theo từng vùng (từ vùng cực đến xích đạo), theo môi trường sống (vùng nước mặt và vùng nước sâu).
- Ánh sáng biến đổi tuần hoàn theo chu lì ngày đêm hay theo chu kì mùa.
- Thành phần của ánh sáng được chia thành các tia sáng đơn sắc có bước sóng khác nhau. Ánh sáng trắng có bước sóng từ 360 nm đến 760 nm.
- Vùng sánh sáng trắng này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.
- Tia cực tím có tác dụng tiền tố vitamin D thành vitamin D, phá hủy chất nguyên sinh và hệ enzim trong tế bào và có thể gây ung thư dahay tiêu diệt vi sinh vật.
- Tia hồng ngoại có tác dụng tạo nhiệt độ, giữ sự ổn định nhiệt độ.
1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với đời sống thực vật
- Thực vật, tảo, vi khuẩn có màu (vi khuẩn lam) đều cần có ánh sáng để quang hợp.
⇒ Các loài thực vật này không thể tồn tại nếu thiếu ánh sáng.
Dựa vào ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật, chia thực vật làm 3 loại:
- Cây ưa sáng: là những cây thích nghi với cường độ ánh sáng mạnh.
- Thường mọc ở nơi quang đãng, mọc ở tầng tán và tằng vượt tán.
- Có phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng
- Cây ưa bóng: thường hấp thụ ánh sáng khuếch tán để quang hợp (ánh sáng đổ).
- Thường mọc ở nơi có cường độ ánh sáng thấp hoặc dưới tán của cây khác.
- Phiến lá mỏng, mô giậu ít phát triển, lá xếp ngang, thường có màu xanh đậm
- Cây trung tính: có thể sinh trưởng và phát triển cả ở nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng.
- Thường tạo thành lớp thảm xanh của các khu rừng.
1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với đời sống động vật
- Động vật có cơ quan tiếp nhận ánh sáng là thị giác, nhạy bén hơn, chính xác hơn.
- Ánh sáng giúp động vật trong các hoạt động sống như kiếm ăn, làm tổ, sinh sản,...
- Tuy nhiên có những loài không cần hoặc ít phụ thuộc vào ánh sáng như những loài sống trong hang, ở vùng nước sâu.
Dựa vào sự thích nghi của động vật đối với ánh sáng, chia động vật làm 2 loại:
- Nhóm ưa hoạt động ban ngày:
- Thị giác phát triển.
- Thân thường có màu sắc sặc sỡ để báo hiệu cho nhau, ngụy trang, dọa nạt,...
- Một số loài có khả năng đặc biệt: ong mật sử dụng mặt trời để định vị giúp nó tìm nguồn thức ăn,..
- Nhóm ưa hoạt động ban đêm (sống trong hang hoặc kí sinh, sống ở vùng nước sâu):
- Thị giác rất phát triển (cú) hoặc mắt có thể nhỏ lại (lươn) hoặc mắt tiêu giảm đi (giun đũa).
- Một số loài có khả năng đặc biệt: dơi sử dụng sóng siêu âm để định vị.
- Xúc giác phát triển hoặc có cơ quan phát sáng phát triển.
- Một số loài ưa hoạt động lúc chập tối (muỗi) hoặc lúc sáng sớm (gà).
Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của động vật.
Ví dụ: Nếu cường độ chiếu sáng trong ngày không hợp lí thì một số loài sâu bọ ngừng sinh sản (hiện tượng đình dục).
1.4. Nhịp điệu sinh học
Nhịp điệu sinh học là khả năng phản ứng một cách nhịp nhàng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường sống.
Nguyên nhân: do sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường sống như chu kì mùa, chu kì ngày đêm,...
2. Một số nhân tố khác
2.1. Nhân tố nhiệt độ
Ví dụ: Động vật ở vùng ôn đới có kích thước lớn hơn vùng nhiệt đới.
Thực vật: có loài ưa nhiệt, ưa lạnh.
2.2. Độ ẩm
Nhân tố độ ẩm phối hợp với các nhâ. tố khác ảnh hưởng đến dời sống của động vật và thực vật.