Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cũng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái.
Tìm hiểu truyện ngắn qua:
- Ý nghĩa nhan đề
- Tình huống truyện
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Tác giả Nguyễn Minh châu:
- Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
- Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
- Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau(truyện vừa, 1989)...
II. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
a. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Nghĩa thực: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm.
- Nghĩa tượng trưng:“Chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật giữa cuộc đời, là không gian sinh hoạt của người đàn bà hàng chài. Ở đó, ngoài vợ chồng họ còn có cả một đàn con. Cuộc sống khó khăn, đói kém, nơi ở chật chội... Điều đó đã làm cho người chồng thay đổi bản tính, anh ta trở nên cộc cằn, thô lỗ và dữ dằn, biến vợ thành nơi trút giận và đối tượng của những trận đòn, những cảnh tượng đó, nếu nhìn từ xa sẽ không thể thấy được.
Cũng chính vì ở ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, sự đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi và chia sẻ là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm- một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự hoàn thiện. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng nhận ra rằng, cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí . Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Nhan đề tác phẩm đã góp phần thể hiện quan điểm của nhà văn trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống: Mỗi nhà văn cũng như mỗi con người cần có cái nhìn đa diện để hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề, không nên có cái nhìn từ xa, một chiều, phiến diện.
b. Tình huống truyện: Bằng một tình huống truyện đặc sắc, đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống, nhà văn đã cho người đọc những cảm nhận thật sâu sắc về hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài. Qua cái nhìn đầy thương cảm của nghệ sĩ Phùng, người đàn bà với cuộc sống lam lũ, tủi cực hiện lên thật sinh động và đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa.
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, nghệ sĩ Phùng đã đi đến một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ, nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa giờ đang là chánh án tòa án huyện. Đã mấy ngày trôi qua, Phùng chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định chụp cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Đó là một cảnh “đắt” trời cho- cảnh mà suốt một đời cầm máy Phùng chưa bao giờ được nhìn thấy. Hiện ra trước mắt anh là “một bức tranh mưc tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích.” Trong khoảnh khắc thăng hoa cùng nghệ thuật, Phùng trở nên bối rối, trong trái tim anh “như có cái gì bóp thắt vào”, anh “tưởng chính mình vừa khám phá ra thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” và anh nhớ ai đó lần đầu đã phát hiện ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Phùng đã chẳng phải lựa chọn, xê dịch gì nữa mà anh đã bấm liên thanh một hồi hêt một phần tư cuốn phim thu vào máy khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại. Đó là phát hiện thứ nhất của Phùng. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế và ngôn ngữ bình dị, Nguyễn Minh Châu đã phác họa nên một khung cảnh hết sức đẹp đẽ và ấn tượng. Và từ đằng sau khung cảnh ấy bước ra những mảnh đời đọng lại như một niềm khắc khoải.
Khi chiếc thuyền đi vào bờ, Phùng thấy một cảnh tượng đối nghịch hoàn toàn với khung cảnh ban nãy. Trên thuyền bước xuống ba con người: một người chồng vũ phu đến mức man rợ; một người vợ cam chịu, nhẫn nhục đến mức đắng cay; một đứa con thương mẹ, bênh vực cho mẹ và căm bố đến mức đớn đau.
Thông qua tình huống ấy, nhà văn đã đề ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Phùng và Đẩu với người đàn bà tại tòa án huyện, Phùng và Đẩu đã ngộ ra nhiều điều, rằng cái lí lại tồn tại trong những điều tưởng như nghịch lí, rằng nhìn nhận về con người, về cuộc sống không thể đơn giản, một chiều. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nguyễn Minh Châu đã không để cho tác phẩm đơn thuần là giúp nhà văn khẳng định quan điểm sống và viết mà ông còn đào sâu vào giá trị đích thực của một tác phẩm nghệ thuật “vị nhân sinh”. Ông đã khai thác yếu tố làm cho “người gần người hơn” trong tác phẩm của mình bằng ngòi bút nặng trĩu suy tư thông qua nhân vật người đàn bà.