Mục tiêu chính của bài giảng Tổng quan về NST này là:
- Mô tả cấu trúc của NST, đặc biệt là NST ở SV nhân chuẩn
- Nêu được điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
- Nêu được đặc điểm của bộ NST đặc trưng ở mỗi loài.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào tất cả các em! Hôm trước chúng ta đã kết thúc phần ôn tập của chuyên đề 1 trong chương trình luyện thi THPT Quốc gia. Buổi ngày hôm nay chúng ta sẽ qua chuyên đề tiếp theo mà thầy đã giới thiệu trong phần chương trình của thầy Chuyên đề 2 có tên là Di truyền cấp độ tế bào.
Ở chương Di truyền cấp tế bào này thầy cũng giới thiệu luôn định hướng cho chúng ta phải hoàn thành 1 trong 3 nội dung sau:
- Cấu trúc và chức năng NST.
- Nguyên phân (cơ chế hoạt động của NST trong nguyên phân).
- Giảm phân (cơ chế hoạt động của NST trong giảm phân).
Và đi kèm với 2 bài lý thuyết Nguyên phân, Giảm phân thì sẽ có một số dạng công thức và bài tập cơ bản của 2 phần này cộng với nội dung cuối cùng cũng như các chuyên đề trước đó là sẽ ôn tập sau những gì mình đã học được.
Trong buổi đầu tiên của chuyên đề 2 thầy sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của NST. Đây là bài mang tính chất lý thuyết nhưng hết sức quan trọng vì vậy các em phải hết sức lưu ý, và bây giờ chứng ta sẽ đi vào bài đầu tiên Tổng quan về NST.
I. Đại cương NST.
* Khái niệm: Là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm có tính kiềm.
NST = ADN + các loại pr khác nhau
* Phân loại:
Ví dụ: Bộ NST của người 2n = 46 = 23 cặp.
- NST thường: Các cặp NST tương đồng, giống nhau ở ♂ và ♀
- NST giới tính gồm 1 cặp hay 1 chiếc khác nhau ở ♂ và ♀ ⇒ Đặc trưng cho giới tính mỗi giới.
* Đặc điểm bộ nST ở sinh vật
- Nhân thực:
+ Bộ NST lưỡng bội 2n và đặc trưng cho loài (số lượng, cấu trúc,...)
VD: Người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8
+ Nhân sơ: ADN dạng vòng, mạch kép, trần
+ Virut: ADN hoặc ARN 1 sợi
\(*\) Lưu ý:
- Bộ NST lưỡng bội: 2n
- Bộ NST đơn bội: n
- NST kép: NST gồm 2 cromatit đính nhau tại tậm động
- NST đơn: Chỉ có 1 chiếc
- Cromatid: 1 sợi đơn trong cấu trúc NST kép
2. Cấu trúc NST
a. Cấu trúc hiển vi
Quan sát hình thái NST rõ nhất vào kỳ giữa của nguyên phân
Hình thái NST gồm:
- E0 NST có tâm động là nơi NST gắn vào dây tơ vô sắc (di chuyển về 2 cực tế bào)
- Đầu nút NST: Bảo vệ NST
b. Cấu trúc siêu hiển vi:
NST = ADN + Prôtêin Histon
. ADN + Khối cầu prôtêin Histon (8 phân tử Histon) → cấu trúc nuclêôxôm (ADN quấn 1 ¾ vòng)
. Các cấu trúc nuclêôxôm kết hợp nhau → cấu trúc xoắn bậc 1 (Sợi cơ bản = 11nm)
. Sợi cơ bản tiếp tục xoắn → cấu trúc xoán bậc 2 (Sợi nhiễm sắc = 30 nm)
. Sợi nhiễm sắc tiếp tục co xoắn → cấu trúc xoắn bậc 3 (Sợi siêu xoắn = 300 nm)
. Sợi siêu xoắn → cromatid (700 nm)
⇒ Sự xoắn từ ADN → cromatid đã làm giảm kích thước ADN xuống từ 1500 - 200 lần
+ ADN quấn 1 ¾ vòng quanh 8 phân tử Histon → Nucleoxom
+ Các nucleoxom liên kết nhau → cấu trúc xoắn bậc 1 (Sợi cơ bản = 11 nm)
+ Sợi cơ bản xoắn → cấu trúc xoắn bậc 2 (Sợi nhiễm sắc = 30 nm)
+ Sợi nhiễm sắc xoắn → cấu trúc xoắn bậc 3 (Sợi siêu xoắn = 300 nm)
+ Sợi siêu xoắn → Cromatid (700 nm)
⇒ Hiện tượng ADN → Cr giúp cho kích thước ADN giảm từ 1500 - 200 lần ⇒ giúp cho các cơ chế di truyền diễn ra thuận lợi hơn
3. Chức năng NST:
NST = ADN + Pr
+ Mang, bảo quản và truyền thông tin di truyền
+ Tham gia điều hòa hoạt động gen thông qua đóng và tháo xoắn