Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 44521
Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?
- A. 23
- B. 24
- C. 27
- D. 11
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 44522
Một nguyên tử nguyên tố A có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Tìm nguyên tố A.
- A. Mg
- B. Cl
- C. Al
- D. K
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 44523
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là :
- A. 27
- B. 26
- C. 28
- D. 23
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 44524
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là
- A. Na, K.
- B. K, Ca.
- C. Mg, Fe.
- D. Ca, Fe.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 44525
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào sau đây ?
- A. Al
- B. Fe
- C. Cu
- D. Ag
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 44526
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y lần lượt là
- A. Fe và S
- B. S và O
- C. C và O
- D. Pb và Cl
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 44527
Nguyên tử X có 35 proton, 35 electron, 45 notron. Số khối của nguyên tử X là:
- A. 80
- B. 105
- C. 70
- D. 35
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 44528
Xác định số notron trong nguyên tử oxi biết O có 8 proton:
- A. 8
- B. 16
- C. 6
- D. 18
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 44529
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong A là bao nhiêu?
- A. 13
- B. 15
- C. 27
- D. 14
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 44530
Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8. Số proton của A và B lần lượt là
- A. 22 và 18
- B. 12 và 8
- C. 20 và 8
- D. 12 và 16
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 44531
Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8. Số proton của A và B lần lượt là
- A. 22 và 18
- B. 12 và 8
- C. 20 và 8
- D. 12 và 16
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 44532
Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là
- A. 36 và 27
- B. 36 và 29
- C. 29 và 36.
- D. 27 và 36.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 44533
Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân.
Cho các phát biểu sau về X:
X có 26 nơtron trong hạt nhân.
X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
X có điện tích hạt nhân là 26+.
Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 44534
Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
- A. +79.
- B. -79.
- C. -1,26.10-17 C.
- D. +1,26.10-17 C.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 44535
Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là
- A. 2+.
- B. 12+.
- C. 24+.
- D. 10+.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 44536
Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
- A. ≈ 1,0
- B. ≈ 2,1.
- C. ≈ 0,92.
- D. ≈ 1,1.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 44537
Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
- A. 4m
- B. 40 m.
- C. 400 m.
- D. 4000 m.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 44538
Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nowtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
- A. 1 và 0
- B. 1 và 2.
- C. 1 và 3.
- D. 3 và 0.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 44539
Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
- A. 2,47 g/cm3.
- B. 9,89 g/cm3.
- C. 5,20 g/cm3.
- D. 5,92 g/cm3.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 44540
Bắn một chùm tia αđâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
- A. 106.
- B. 107.
- C. 108
- D. 109.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 44581
Hạt X và Y có cấu tạo như sau:
Phát biểu nào sau đây về X và Y là đúng?
- A. X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
- B. X và Y là các hạt có điện tích trái dấu.
- C. X và Y là các hạt mang điện tích âm.
- D. X và Y là các hạt mang điện tích dương.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 44582
Một nguyên tố X có 2 đồng vị là 127X và 131X.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron và 4 electron.
- B. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron.
- C. 127X có ít hơn 131X 4 proton và 4 electron.
- D. 127X có ít hơn 131X 4 proton.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 44583
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- A. Tôm-xơn (Thomson) đã đề xuất mô hình nguyên tử, trong đó hạt nhân chỉ chứa các hạt proton và nơtron.
- B. Hạt nơtron không mang điện, nó được tạo thành bởi sự kết hợp một hạt proton và một hạt electron.
- C. Khối lượng của electron bằng khoảng 1/2000 khối lượng của proton.
- D. Đồng vị 131I của iot được sử dụng tron chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 44584
Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần só hạt không mang điện. A là
- A. 18Ar.
- B. 10Ne.
- C. 9F.
- D. 8O.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 44585
Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là
- A. 64
- B. 65
- C. 66
- D. 67
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 44586
Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ N/P ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. X là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
- A. liti
- B. beri
- C. cacbon
- D. nitơ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 44587
Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là
- A. cacbon.
- B. oxi.
- C. lưu huỳnh.
- D. magie.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 44588
Các hạt cấu tạo nên hầu hết nguyên tử là:
- A. proton và electron
- B. nơtron và proton
- C. nơtron và electron
- D. nơtron, proton và electron.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 44589
Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
- A. proton.
- B. nơtron.
- C. electron.
- D. nơtron và electron
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 44590
Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là
- A. Bằng nhau
- B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton
- C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton
- D. Không thể so sánh được các hạt này
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 44591
Phát biểu nào sau đây về sự chuyển động của e trong nguyên tử là đúng?
- A. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình tròn.
- B. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình bầu dục.
- C. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định.
- D. tất cả đều đúng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 44592
Trong nguyên tử, hạt mang điện là
- A. electron.
- B. electron và nơtron.
- C. proton và nơton.
- D. proton và electron.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 44593
Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
- A. proton
- B. nơtron
- C. Electron
- D. nơtron và electron
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 44595
Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
- A. 78,26.1023 gam.
- B. 21,71.10-24 gam.
- C. 27 đvC.
- D. 27 gam.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 44596
Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là
- A. 5,418.1021
- B. 5,418.1022
- C. 6,023.1022
- D. 4,125.1021
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 44597
Tổng số phân tử HNO3 có trong 0,15 mol HNO3 là :
- A. 9,033.1022
- B. 9,033.1021
- C. 4,516.1023
- D. 6,022.1023
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 44598
Tổng số nguyên tử H2SO4 có trong 0,25 mol H2SO4 là
- A. 1,105.1023
- B. 3,01.1023
- C. 9,03.1023
- D. 10,535.1023
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 44599
Biết 1 mol nguyên tử kali có khối lượng là 39 gam, một nguyên tử kali có 19 electron. Số hạt electron có trong 3,8 gam kali là
- A. 1,204.1023
- B. 22,876.1023
- C. 46,956.1023
- D. 12,04.1023
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 44600
Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là:
- A. 15,66.1024
- B. 15,66.1021
- C. 15,66.1022
- D. 15,66.1023
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 44601
Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là:
- A. 0,185nm
- B. 0,196nm
- C. 0,155nm
- D. 0,168nm