Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được HỌC247 sưu tầm và giới thiệu với quý thầy cô cùng các em, đặc biệt là các em học sinh lớp 7 làm tài liệu tham khảo và ôn thi. Hy vọng tài liệu này giúp các em thấy được dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các thầy cô có thêm tài liệu để ra đề thi và rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài văn biểu cảm. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Tiếng gà trưa để nắm vững được những nội dung kiến thức cần đạt.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”.
- Tác giả Xuân Quỳnh: Một nhà thơ nữ xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong những năm đầu của thời kì chống Mĩ.
b. Thân bài
- Những nhận định chung
- “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay, có giọng kể và tả ngọt ngào.
- Bài thơ diễn tả những cảm xúc tràn đầy của nhà thơ qua tiếng gà gáy buổi trưa.
- Những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể dựa trên giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ
- Từ âm thanh của “Tiếng gà trưa” mà tác giả cảm thấy xôn xao trong lòng, gợi nhớ biết bao kỉ niệm: Ổ rơm hồng những quả trứng, con gà mái mơ, con gà mái vàng, đặc biệt là người bà yêu thương cháu hết mực, tần tảo, chắt chiu từng quả trứng “cho con gà mái ấp”.
- Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến theo quy luật hồi tưởng tự nhiên của tâm lí
- Hiện tại (tiếng gà trưa bên xóm nhỏ) - Quá khứ (kỉ niệm hiện lên theo âm thanh của tiếng gà trưa)
- Hiện tại - Tương lai (tiếng gà trưa giục anh cầm chắc tay súng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, quê hương)
- Bài thơ làm theo thể năm tiếng nhưng biến đổi linh hoạt.
c. Kết bài
- Ấn tượng về nhà thơ: Bài thơ rất chân tình, mộc mạc, bình dị nhưng sâu lắng về hồi ức của nhà thơ giữa bà và cháu. Tình cảm trong sáng đẹp đẽ của tuổi thơ đã trở thành động cơ để người chiến sĩ an tâm chiến đấu vì Tổ quốc.
Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Gợi ý làm bài
Bài mẫu 1
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Vốn xuất thân từ nông thôn nên thơ của chị thường viết về những hình ảnh bình dị, gần gũi trong cuộc sống thường nhật của mỗi gia đình. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong những tác phẩm hay được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết của người chiến sĩ khi chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông bút để cầm súng ra trận. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần như ba điều kì diệu. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng của buổi trưa hè, xua tan đi mọi mệt mỏi của người chiến sĩ và đồng thời làm thức dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ, những năm tháng hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người.
Sang đoạn thứ hai tiếng gà đã lặp lại những ngày thơ bé với biết bao kỷ niệm thân thương, qua đó chúng ta như được sống trong những ngày tháng yên bình, trong tình yêu thương của người bà đáng kính cùng với người chiến sĩ. Đàn gà của bà sao đáng yêu vậy mà lại đông đúc nữa: Nào là hình hài màu sắc của mấy chị gà mái mơ khắp mình hoa đốm trắng, gà mái vàng lông óng như màu nắng, nào là chuyện cháu nhìn gà đã bị bà mắng yêu. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu, một đời tần tảo chắt chiu vì cháu, hình ảnh bà soi trứng, tay khum khum với tấm lòng nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong mỗi quả trứng, để rồi bán gà dành dụm chút ít mua quần áo mới cho cháu. Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ trẻ.
Càng về cuối, sự hồi tưởng về những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu càng da diết và cảm động. Qua những dòng thơ êm nhẹ như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng đã dành tất cả tình thương yêu cho đứa cháu bé bỏng của mình. Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại. Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, đồng thời nó cũng nhắc nhở và thúc giục những người cầm súng tiến lên. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm và rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa. Qua đây họ cũng tự nhắn nhủ với bà của họ rằng: Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.
-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy --
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Tiếng của bà như vẫn vang vọng đâu đây,bà không chỉ hiện ra trong trí nhớ của người chiến sĩ, mà giống như đang đứng trước mặt anh, vẫn những câu nói, câu mắng yêu, những lời dặn dò, nghe thật cảm động và chân thực. Người bà với bao năm tháng tảo tần nuôi cháu lớn khôn, bảo ban cháu nên người, chắt chiu cho cháu từng li từng tí một:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Lúc trời sương muối,lúc gió mùa về, bà vẫn tảo tần, không lo cho mình mà chỉ sợ đàn gà có gì, sợ đàn gà chết rồi cháu lại không có quần áo mới. Tất cả sự chịu thương chịu khó của bà để đánh đổi lại niềm vui của cháu, qua giọng thơ chúng ta cũng có thể thấy được niềm kính yêu vô bờ mà người cháu dành cho bà. Tất cả những món quà chỉ là cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, nhưng được thêu dệt bởi chính tình yêu của người bà dành cho cháu của mình. Để rồi cuối cùng , tác giả Xuân Quỳnh bật lên mấy vần thơ:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Bằng việc sử dụng điệp từ ”vì” tác giả càng nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu - giờ đây là người chiến sĩ. Đó là những việc những điều bình dị nhất, vì xóm làng, vì tổ quốc, vì bà … hình ảnh của người cháu thật đẹp đẽ, đây là bài thơ thể hiện tình cảm của cháu đối với người bà vừa là tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay và ý nghĩa, bằng những vần thơ nhẹ nhàng sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Sự kết hợp giữa tả thực và gợi ra những kí ức đẹp đẽ, bài thơ đã lấy được nhiều cảm xúc của độc giả. Qua đây tác giả, cũng muốn gửi gắm những tình cảm bình dị tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Tiếng gà trưa" của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm soạn bài Tiếng gà trưa và bài giảng Tiếng gà trưa nhằm củng cố và ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất của bài thơ để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn. Hy vọng với những tài liệu này sẽ cung cấp quý thầy cô và các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Ngoài ra, tài liệu còn nhầm hướng dẫn và nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh cho các em. Chúc các em có những bài văn phát biểu cảm nghĩ thật hay và hấp dẫn hơn nữa.
-- MOD Ngữ Văn HỌC247 (Tổng hợp và biên soạn)