30 câu trắc nghiệm Công suất dòng điện xoay chiều được Thầy Thân Thanh Sang trình bày cụ thể và chi tiết thông qua Video hướng dẫn dưới đây sẽ hướng dẫn các em phương pháp giải các bài tập tính toán công suất và hệ số công suất cho đoạn mạch điện xoay chiều - một trong những dạng bài tập quan trọng nhất của phần điện, Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !
30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG SUẤT DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
CÓ VIDEO LỜI GIẢI
Cùng xem Video Hướng dẫn giải 30 câu bài tập trắc nghiệm Công suất Dòng điện xoay chiều của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Trắc nghiệm Công suất dòng điện xoay chiều Vật lý 12 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé!
Câu 1: Mạch điện chỉ có tụ \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\), tần số của dòng điện trong mạch 50 Hz, hiệu điện thế hiệu dụng là 50 V. Tìm công suất trong mạch khi đó:
A. 40 W B. 60W
C. 80W D. 0W
Câu 2: Hai đầu đoạn mạch RLC, cuộn dây thuần cảm, được duy trì điện áp uAB = U0coswt (V). Thay đổi R, khi điện trở có giá trị R = 24\(\Omega\) thì công suất đạt giá trị cực đại 300W. Hỏi khi điện trở bằng 18\(\Omega\) thì mạch tiêu thụ công suất bằng bao nhiêu?
A. 288 W.
B. 168W.
C. 248 W .
D. 144 W
Câu 3: Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?
A. k = sin\(\varphi\)
B. k = cos\(\varphi\)
C. k = tan\(\varphi\)
D. k = cotan\(\varphi\)
Câu 4: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.
B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 5: Đoạn mạch AB gồm hai đoạn AD và DB ghép nối tiếp. Điện áp tức thời trên các đoạn mạch và dòng điện qua chúng lần lượt có biểu thức: \(u_{AD} = 100cos(100\pi t +\pi /2)(V); u_{DB} = 100cos(100\pi t + 2\pi /3)(V);\)\(i =cos(100\pi t +\pi /2)(A)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là:
A. 100W
B. 242W
C. 186,6W
D. 250W
Câu 6: Mạch RC mắc nối tiếp với điện trở R = ZC = 100W một nguồn điện tổng hợp có biểu thức \(u =100 + 100cos(100\pi t + \pi /2)\) V. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở:
A. 50W. B. 200W.
C. 25W D. 150W
Câu 7: Mạch RL mắc nối tiếp với điện trở R = ZL = 100W một nguồn điện tổng hợp có biểu thức \(u = 100 + 100cos(100\pi t + \pi /2)\) V. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở:
A. 250W B. 200W C. 25W D. 150W
Câu 8: Chọn trả lời sai. Trong một mạch điện xoay chiều, công suất tiêu thụ của đoạn mạch là: P = kUI, trong đó:
A. k là hệ số biểu thị độ giảm công suất của mạch gọi là hệ số công suất của dòng điện xoay chiều
B. Giá trị của k có thể < 1
C. Giá trị của k có thể > 1
D. k được tính bởi công thức: k = cosφ = R/Z
Câu 9: Chọn trả lời sai. Công suất tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều gồm RLC (cuộn dây thuần cảm) mắc nối tiếp
A. là công suất tức thời
B. là P = UIcosφ.
C. là P = RI2.
D. là công suất trung bình trong một chu kì
Câu 10: Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn \(\pi\)/2
A. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
B. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không
C. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng qua đoạn mạch giảm
D. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng qua đoạn mạch tăng
Câu 11: Cho mạch điện AB không phân nhánh gồm một điện trở hoạt động bằng 50\(\Omega\); một tụ điện có điện dung \(\frac{10^{-3}}{32\pi }F\); một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 260 V, tần số 50 Hz luôn không đổi. Thay đổi L, khi công suất tiêu thụ của mạch AB bằng 200 W và mạch AB có tính chất dung kháng thì L có giá trị là
- \(\frac{1}{2\pi}H\)
- \(\frac{4}{\pi}H\)
- \(\frac{2}{\pi}H\)
- \(\frac{1}{\pi}H\)
Câu 12: Cho mạch điện AB mắc nối tiếp gồm một biến trở R; một cuộn cảm có độ tự cảm và có điện trở thuần bằng 20 \(\Omega\); một tụ điện có điện dung \(\frac{250}{3\pi }\mu F\) . Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp xoay chiều u = U0cos120\(\pi\)t luôn ổn định. Điều chỉnh biến trở R để hệ số công suất của mạch AB bằng 0,6. Khi đó, giá trị của R là
A. 25\(\Omega\)
B. 15\(\Omega\)
C. 30\(\Omega\)
D. 20\(\Omega\)
Câu 13: Một mạch điện gồm điện trở thuần R = 50 \(\Omega\), cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L =\(\frac{1}{3\pi }\) H, tụ điện có điện dung \(C=\frac{625}{6\pi }\mu F\) thứ tự mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 120 V, tần số thay đổi được. Khi tần số dòng điện là f0 thì công suất tiêu thụ của mạch là 144 W và dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch. Giá trị của f0 là
A. 130,3 Hz B. 50 Hz
C. 55,2 Hz D. 60 Hz
Câu 14: Cho mạch điện AB gồm đoạn mạch AM chứa tụ điện mắc nối tiếp với đoạn mạch MB (đoạn mạch MB chứa hai điện trở thuần R giống nhau). Khi đặt vào A, B một điện áp \(u=120\sqrt{2}cos\omega t(V)\) luôn ổn định, ta thấy với cả hai cách mắc (nối tiếp hoặc song song) hai điện trở R trong mạch MB thì mạch AB vẫn tiêu thụ cùng một công suất là 72 W. Giá Trị của R bằng
A. 100 \(\Omega\) B. 10 \(\Omega\)
C. 200 \(\Omega\) D. 80 \(\Omega\)
Câu 15: Mạch RLC có R thay đổi được được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số không thay đổi, R bằng bao nhiêu thì mạch đạt công suất cực đại?(Không có hiện tượng cộng hưởng xảy ra):
A. \(R=\left | Z_L-Z_C \right |\)
B. \(Z_L=2Z_C\)
C. \(Z_L=R\)
D. \(Z_C=R\)
Câu 16: Mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở trong r < |ZL - ZC|. Khi R thay đổi thì giá trị R là bao nhiêu để công suất trong mạch đạt cực đại? (Không có hiện tương cộng hưởng xảy ra).
A. \(R=r+\left | Z_L-Z_C \right |\)
B. \(R=r-\left | Z_L-Z_C \right |\)
C. \(R=\left | Z_L-Z_C \right |-r\)
D. \(Z_L=Z_C\)
Câu 17: Cho một mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp. Hệ số công suất cosφ = 0 khi và chỉ khi:
A. 1/Cω = Lω B. P = Pmax C. R = 0 D. U = UR
Câu 18: Cho mạch điện AB không phân nhánh gồm một điện trở thuần bằng 24\(\Omega\); một tụ điện có điện dung \(\frac{625}{9\pi }\mu F\); một cuộn cảm có điện trở hoạt động bằng 9 Ω. Đặt vào A, B một điện áp \(u=U_0cos2 \pi f t\), với U0 không đổi và f thay đổi được. Cho f thay đổi ta thấy khi f = 60 Hz thì điện áp giữa hai bản tụ điện lệch pha 900 so với u, còn khi f = 72 Hz thì cuộn cảm tiêu thụ một công suất là 36 W. Giá trị của U0 bằng:
A. 110V.
B. \(220\sqrt{2}V\)
C. \(110\sqrt{2}V\) .
D. 220V
Câu 19: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = ZL mắc nối tiếp. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên cuộn dây là lớn nhất. Hệ số công suất của mạch khi đó là:
A. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\). B. 0.75
C. 0,5 D. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\)
Câu 20 : Cho đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R và cuộn dây không thuần cảm có điện trở r mắc nối tiếp. Khi điều chỉnh giá trị của R thì nhận thấy với R = 20\(\Omega\), công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và khi đó điện áp ở hai đầu cuộn dây sớm pha \(\pi\)/3 so với điện áp ở hai đầu điện trở R. Hỏi khi điều chỉnh R bằng bao nhiêu thì công suất tiêu thụ trên mạch là lớn nhất?
A. \(10\Omega\) B. \(10\sqrt{3}\Omega\)
C. \(7,3\Omega\) D. \(14,1\Omega\)
{--Các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại 30 câu trắc nghiệm Công suất dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có video hướng dẫn--}
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong 30 câu trắc nghiệm Công suất điện xoay chiều Vật lý 12 có Video lời giải. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 có Video lời giải
- Thi Online : Kiểm tra 1 tiết chương Dòng điện xoay chiều Vật lý 12
Chúc các em học tập tốt !