Ngoài việc ôn thi bằng đề cương ôn tập thì việc làm đề thi cũng là một cách ôn thi hiệu quả giúp các em tự đánh giá kiến thức và khả năng của mình. Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh bộ 3 đề thi học kì 2 môn Sử LỚP 12 của các trường THPT năm 2017. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu ôn thi bổ ích không chỉ giúp các em ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới mà còn là tài liệu hữu ích giúp các em ôn thi THPT QG dễ dàng.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI HỌC KÌ 2 LỚP 12
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2016 -2017; Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
SBD:......................... Họ và tên thí sinh:......................................................
Mã đề: 136
Câu 1: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc
A. Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Mĩ, Anh, Pháp,
C. Liên Xô, Anh, Pháp
D. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
Câu 2: Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đều có lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Đều coi giáo dục là nhân tố chìa khóa cho sự phát triển.
C. Vai trò quản lí và điều tiết hợp lí, có hiệu quả của nhà nước.
D. Đầu lợi dung chiến tranh để làm giàu.
Câu 3: Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào?
A. Dân chủ đại nghị.
B. Thể chế quân chủ chuyên chế.
C. Thể chế quân chủ Lập Hiến.
D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang.
Câu 4: Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của liên bang Nga như thế nào?
A. Chính sách hai mặt: ngả về phương tây; khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
B. Muốn làm bạn với tất cả các nước,
C. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5: Quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc được đưa ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị San Phranxixco (Mĩ).
B. Hội nghị Ianta ( Liên Xô ).
C. Hội nghị Vecxai - Oasinhton ( Mĩ).
D. Hội nghị Pôtxđam ( Đức ).
Câu 6: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Tăng cường phát triển công nghệ thông tin.
C. Nâng cao trình độ người lao động.
D. ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 7: Nội dung chính của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là
A. Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất,
C. Tiến hành công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 8: Mục đích ra đời của Liên minh châu Âu (EU) là
A. Thắt chặt an ninh chung ở châu Âu.
B. Hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung,
C. Duy trì hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các nước ở châu Âu.
D. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
Câu 9: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
B. Liên xô phóng thành công vệ tính nhân đạo.
C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Liên xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc chiến tranh lạnh của Mĩ.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B. Hợp tác mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa và xã hội.
C. Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế trên cơ sở duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Câu 11: Năm 1973 diễn ra sự kiện gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?
A. Khủng hoảng kinh tế.
B. Khủng hoảng năng lượng,
C. Khủng hoảng chính trị.
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 12: Liên xô dựa vào thuận lợi nào chủ yếu để xây dựng đất nước sau chiến tranh?
A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
B. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
C. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng CNXH trước chiến tranh.
D. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
Câu 13: Mục đích chính của tổ chức Liên Hợp Quốc là
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm dứt?
A. Xô - Mĩ kí Hiệp ước về hạn chế phòng chống tên lửa.
B. Xô - Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế vũ khí chiến lược,
C. Cuộc gặp gỡ Xô - Mĩ tại đảo Manta ( Địa Trung Hải) ( 12/1989).
D. Định ước Henxinki được kí kết.
Câu 15: Học thuyết nào của Nhật đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?
A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung - Nhật.
B. 1991, học thuyết Kai - phu.
C. Học thuyết Hasimoto (1/1997).
D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ — Nhật kéo dài vĩnh viễn.
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh lạnh bao trùm thế giới?
A. Mĩ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
B. B Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
C. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.
D. Sự ra đời của Nato và Hiệp ước Vacsava.
Câu 17: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Indonexia, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Malaixia.
D. Việt Nam, Indonexia, Philippin.
Câu 18: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ làm bạn với các nước XHCN.
C. Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
Câu 19: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc thực dân.
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 20: Trong các nguyên nhân dẫn đến CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan?
A. Do đường lối lãnh đạo manh tính chủ quan duy ý trí, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm về nhiều mặt, làm cho khủng hoảng trầm trọng.
D. Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2
TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
(Đề thi có 04 trang) NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề 132
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào Đồng khởi 1969 - 1960 là
A. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng Nam bị tổn thất nặng nề.
B. Do Ngô Đình Diệm thực hiện Luật 10/59.
C. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
D. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
Câu 2: Hành động đầu tiên của Mĩ khi tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam là
A. Mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào vạn tường (quảng ngãi).
B. Tăng cường bắt lính để bổ sung cho lực lượng ngụy.
C. Thực hiện ngay các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
D. Mở ngay hai cuộc phản công chiến lược mùa khô.
Câu 3: Mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào
A. Nam Trung Bộ. B. Quảng Trị. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 4: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên.
B. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
Câu 5: Chủ trương giải phóng miền Nam Việt Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng là
A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh bao vây, cô lập.
C. Đánh nhanh, thắng nhanh. D. Đánh tổng lực.
Câu 6: Mĩ, ngụy ví xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” áp dụng ở miền Nam Việt Nam là
A. Chương trình bình định. B. Ấp chiến lược.
C. Ngụy quân. D. Trực thăng vận, thiết xa vận.
Câu 7: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 là
A. Cùng với miền bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của mĩ, diệm.
C. Tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. Đồng Xoài (Biên Hòa).
Câu 9: Trận mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam là
A. Quân ta tiến công plâycu.
B. Quân ta tiến công các tỉnh duyên hải miền trung.
C. Quân ta tiến công vào quảng trị.
D. Quân ta tiến công buôn mê thuột.
Câu 10: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và
A. 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. B. 20 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. 15 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. D. 103 năm giải phóng dân tộc.
Câu 11: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã mở đầu cho phong trào ở miền Nam Việt Nam là
A. “Tìm Mĩ mà đánh lùng ngụy mà diệt”. B. “Tìm ngụy mà đánh lùng Mĩ mà diệt”.
C. Thi đua Vạn Tường diệt Mĩ xâm lược. D. Dũng sĩ diệt Mĩ.
Trên đây là một phần của bộ 3 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 của các trường THPT, để xem toàn bộ đề thi và đáp án và tham khảo các em có thể xem online hoặc tải về máy để ôn thi dễ dàng. Ngoài ra, các em có thể truy cập Hoc247.net để có thể tham khảo toàn bộ đề cương và đề thi của chương trình lớp 12 và tham khảo bộ đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 và các môn khác tại Hoc247. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em có thể ôn thi dễ dàng. Chúc các em thi tốt.
--MOD Lịch sử Hoc247 (tổng hợp)