Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 83909
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
- B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
- C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
- D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 83910
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu nguyên tử Bo?
- A. Nguyên tử bức xạ khi chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích.
- B. Trong các trạng thái dừng, động năng của êlectron trong nguyên tử bằng không.
- C. Khi ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có năng lượng cao nhất.
- D. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của êlectron càng lớn
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 83912
Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Tia laze là ánh sáng trắng.
- B. Tia laze có tính định hướng cao.
- C. Tia laze có tính kết hợp cao.
- D. Tia laze có cường độ lớn.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 83913
Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng
- A. số prôton.
- B. số nơtron
- C. số nuclon
- D. khối lượng nguyên tử
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 83915
Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là
- A. lực tĩnh điện.
- B. lực hấp dẫn.
- C. lực điện từ.
- D. lực lương tác mạnh.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 83918
Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là
- A. năng lượng liên kết.
- B. năng lượng liên kết riêng.
- C. số hạt prôlôn.
- D. số hạt nuclôn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 83921
Tia phóng xạ không bị lệch hướng trong điện trường là
- A. tia \(\alpha \)
- B. tia \({\beta ^ + }\)
- C. tia \(\gamma \)
- D. tia \({\beta ^ - }\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 83924
Pôlôni \({}_{84}^{210}{P_o}\) phóng xạ theo phương trình: \({}_{84}^{210}{P_o}\) → \({}_Z^A{X_{}}\) + \({}_{82}^{206}{p_b}\) . Hạt X là
- A. \({}_{ - 1}^0{e_{}}\)
- B. \({}_{ 1}^0{e_{}}\)
- C. \({}_2^4He\)
- D. \({}_2^3{H_{}}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 83925
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
- A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 83927
Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
- A. điện - phát quang.
- B. hóa - phát quang
- C. nhiệt - phát quang.
- D. quang - phát quang.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 83930
Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có
- A. 11 prôtôn và 24 nơtron.
- B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
- C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
- D. 11 prôtôn và 13 nơtron.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 83932
Phản ứng nhiệt hạch là
- A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
- B. phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng.
- C. nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.
- D. sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 83934
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 \(\mu m\). Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là
- A. 0,1mm
- B. 0,2mm
- C. 0,3mm
- D. 0,4mm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 83935
Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có năng lượng 2εo và chuyển lên trạng thái dừng ứng với quỹ đạo N của êlectron. Từ trạng thái này, nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì có thể phát ra phôtôn có năng lượng lớn nhất là
- A. 3εo.
- B. 2εo.
- C. 4εo.
- D. εo
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 83941
Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550 nm vào một chất huỳnh quang thì chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
- A. 480 nm.
- B. 540 nm.
- C. 650 nm.
- D. 450 nm.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 83942
Theo mẫu nguyên tử Bo, nguyên tử hiđrô tồn tại ở các trạng thái dừng có năng lượng tương ứng là EK = − 144E, EL = − 36E, EM = − 16E, EN = − 9E,... (E là hằng số; E > 0). Khi một nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EN về trạng thái dừng có năng lượng EK thì phát ra một phôtôn có năng lượng
- A. 135E.
- B. 128E.
- C. 7E.
- D. 9E.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 83943
Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng mol của \({}_{13}^{27}Al\) là 27 g/mol. Số prôtôn (prôton) có trong 5,4 gam \({}_{13}^{27}Al\) là
- A. 6,826.1022.
- B. 8,826.1022.
- C. 1,565.1024.
- D. 7,826.1022.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 83944
Sự phân hạch của hạt nhân urani \({}_{92}^{235}U\) khi hấp thụ một nơtron chậm xảy ra theo nhiều cách. Một
trong các cách đó được cho bởi phương trình \({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{54}^{140}Xe + {}_{38}^{94}Sr + k{}_0^1n\). Số nơtron được tạo ra trong phản ứng này là k và bằng bao nhiêu?
- A. k = 3.
- B. k = 6.
- C. k = 4.
- D. k = 2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 83947
Một hạt đang chuyển động với tốc độ bằng 0,758 lần tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối hẹp của Anhx-tanh, động năng Wđ của hạt và năng lượng nghỉ E0 của nó liên hệ với nhau bởi hệ thức
- A. Wđ =\(\frac{{3{E_0}}}{{5}}\)
- B. Wđ =\(\frac{{8{E_0}}}{{15}}\)
- C. Wđ =\(\frac{{8{E_0}}}{{7}}\)
- D. Wđ =\(\frac{{2{E_0}}}{{13}}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 83948
Cho hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) (Nhôm) có mAl = 26,9972u. Tính độ hụt khối của hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\). Biết khối lượng proton là mP = 1,0073u, khối lượng notron là mn = 1,0087u.
- A. Δm = 0,1295u
- B. Δm = 0,0295u
- C. Δm = 0,2195u
- D. Δm = 0,0925u
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 83949
Phản ứng hạt nhân sau \({}_3^7Li + {}_1^1H \to {}_2^4He + {}_2^4He\). Biết khối lượng các hạt : mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra trong phản ứng sau là
- A. 7,26 MeV
- B. 17,42 MeV
- C. 12,6 MeV
- D. 17,25 MeV.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 83950
Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz.Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,15 W .Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong mỗi giây là
- A. 3,02.1017.
- B. 7,55.1017.
- C. 4,53.1017.
- D. 6,04.1017.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 83951
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy \({r_0} = 5,{3.10^{--11}}{\rm{ }}m;{\rm{ }}{m_e} = 9,{1.10^{--31}}{\rm{ }}kg;{\rm{ }}k = {9.10^9}{\rm{ }}N.{m^2}/{C^2}\) và \(e = 1,{6.10^{--19}}{\rm{ }}C\). Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng P, quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian 10-8s là
- A. 12,6 mm
- B. 14,58 mm.
- C. 3,64 mm.
- D. 7,29 mm.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 83966
Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 34,8.1018 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,53 J. Lấy h =6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Giá trị của λ xấp xĩ là
- A. 589 nm.
- B. 683 nm.
- C. 485 nm.
- D. 489 nm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 83967
Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, số hạt còn lại là \(\frac{{{N_0}}}{{3}}\). Sau 2 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là
- A. \(\frac{{{N_0}}}{{27}}\)
- B. \(\frac{{{N_0}}}{{15}}\)
- C. \(\frac{{{N_0}}}{{16}}\)
- D. \(\frac{{{N_0}}}{{9}}\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 83968
Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức En = \(\frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}\)(eV); n = 1, 2, 3.... Biết hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một photon có năng lượng 2,856 eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
- A. 97,4 nm
- B. 48,70 nm
- C. 91,32 nm
- D. 95,13 nm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 83969
Rađi \({}_{88}^{226}Ra\) là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) đang đứng yên phóng ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con Y. Biết động năng của hạt α là 4,5 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân (tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là
- A. 4,58 MeV.
- B. 254,25 MeV.
- C. 4,42 MeV.
- D. 9,0 MeV.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 83970
Hạt nhân X phóng xạ biến đổi thành hạt nhân bền Y. Ban đầu (t = 0), có một mẫu chất X nguyên chất. Tại thời điểm t1 và t2, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X ở trong mẫu tương ứng là 1,5 và 2 . Tại thời điểm t3 = 3t1 + 4t2, tỉ số đó là
- A. 53,625.
- B. 575,625.
- C. 1625,625.
- D. 1264,625.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 83971
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?
- A. Sự phát sáng của con đom đóm.
- B. Sự phát sáng của đèn dây tóc,
- C. Sự phát sáng của đèn ống thông thường.
- D. Sự phát sáng của đèn LED.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 83972
Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có
- A. 11 prôtôn và 24 nơtron.
- B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
- C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
- D. 11 prôtôn và 13 nơtron.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 83973
Hai hạt nhân đồng vị là hai hạt nhân có
- A. cùng số nuclôn và khác số prôtỏn.
- B. cùng số prôtôn và khác số notron.
- C. cùng số notron và khác số nuclon.
- D. cùng số notron và cùng số prỏtôn.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 84060
Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây là đúng?
- A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
- B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
- C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
- D. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 84061
Cho bốn ánh sáng đơn sắc đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
- A. đỏ.
- B. lục.
- C. cam.
- D. tím.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 84062
Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10-34Js; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là
- A. 6,625.10-28 J.
- B. 6,625.10-19 J.
- C. 6,625.10-25 J.
- D. 6,625.10-22 J.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 84063
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc.Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đêna màn quang sát là 1,2 m. Trên màn khoảng vân đo được là 0,6 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng
- A. 600 nm.
- B. 480 nm.
- C. 720 nm.
- D. 500 nm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 84064
Một ống Cu-lít-giơ đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi Catốt. Ban đầu, khi hiệu điên thế giưa Anôt và Catốt là U thì tốc độ electron đập vào Anốt là v. Khi hiệu điện thế giữa Anôt và Catốt 1,5 U thì tốc độ electron đập vào Anốt thay đổi một lượng 4000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
- A. 3,67.106 m/s
- B. 3,27.106 m/s.
- C. 1,78.107 m/s.
- D. 8,000.107 m/s.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 84066
Xét nguyên tử hidrrô theo mẫu nguyên tử Bohr. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,1218 μm. Lấy h = 6,625.10-34Js; c = 3.108 m/s; 1eV = 1,6.10-19 J. Giá trị của En là
- A. -1,51 eV.
- B. -0,54 eV.
- C. -0,85 eV.
- D. -3,4 eV.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 84068
Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
- A. tia hồng ngoại.
- B. tia tử ngoại.
- C. tia gamma.
- D. tia Rơn-ghen.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 84069
Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng
- A. từ vài nanômét đến 380 nm.
- B. từ 10−12 m đến 10−9 m.
- C. từ 380 nm đến 760 nm.
- D. từ 7nm đến vài milimét.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 84070
Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
- B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
- C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.
- D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.