Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 333349
Một chất điểm dao động theo phương trình \(x = 2\sqrt 2 .\cos \left( {5\pi t + 0,5\pi } \right)\left( {cm} \right)\). Dao động của chất điểm có biên độ là
- A. 2 cm.
- B. 5 cm
- C. \(2\sqrt 2 cm\)
- D. 0,5π cm
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 333351
Vec tơ lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn
- A. hướng về vị trí cân bằng.
- B. cùng hướng chuyển động.
- C. ngược hướng chuyển động.
- D. hướng ra xa vị trí cân bằng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 333363
Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Biết UL = 2UR = 2UC. Kết luận nào dưới đây về độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là đúng?
- A. u sớm pha hơn i một góc π/4.
- B. u chậm pha hơn i một góc π/4.
- C. u sớm pha hơn i một góc 3π/4
- D. u chậm pha hơn i một góc π/3.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 333367
Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (L là cuộn dây thuần cảm). Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tu điện UC = 160 V, hai đầu đoạn mạch U = 160 V. Điện áp trên tụ điện lệch pha so với điện áp hai đầu mạch là π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là:
- A. 80 V
- B. V
- C. 120 V
- D. 90 V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 333370
Đặt điện áp u = 220cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau 2π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng
- A. 220V.
- B. 220/V.
- C. 220 V.
- D. 110 V.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 333377
Đặt điện áp xoay chiều U√2cos(ωt)V vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự: biến trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu biến trở không phụ thuộc vào giá trị của R. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch chứa L và R cũng không phụ thuộc vào R. Hệ thức liên hệ giữa C1 và C2 là
- A. =√ 2C1
- B. C2 = 2C1.
- C. C2 = 0,5C1.
- D. C2 = C1
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 333385
Đặt điện áp \(u = 180\sqrt 2 cos\omega t\left( V \right)\) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có điện trở thuần R, đoạn mạch MB có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi L=L1 là U và \({\varphi _1}\) , còn khi L = L2 thì tương ứng là \(\sqrt 3 U\) và \({\varphi _2}\) . Biết \({\varphi _1} + {\varphi _2} = {\text{ }}{90^0}\). Giá trị U bằng
- A. 60 V.
- B. 180V.
- C. 90 V.
- D. 135V.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 333389
Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp: cuộn dây thuần cảm kháng có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C, R thay đổi được. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định ở hai đầu đoạn mạch có U=100V, f=50Hz. Điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị 30W và 20W mạch tiêu thụ cùng một công suất P. Xác định P lúc này?
- A. 4W.
- B. 100W.
- C. 400W.
- D. 200W.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 333395
Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây cảm thuần, điện trở R thay đổi được. Đặt hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là 200V. Khi R = R1 và R = R2 thì mạch có cùng công suất. Biết \({R_1} + {\text{ }}{R_2} = {\text{ }}100\Omega\) Khi R = R1 công suất của mạch là:
- A. 400 W.
- B. 220 W.
- C. 440W.
- D. 880 W.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 333400
Cho mạch điện như hình vẽ. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u=120 cos(100 t)(V) ổn định, thì điện áp hiệu dụng hai đầu MB bằng 120V, công suât tiêu thụ toàn mạch bằng 360W; độ lệch pha giữa uAN và uMB là 900, uAN và uAB là 600 . Tìm R và r
- A. R=120 Ω; r = 60 Ω
- B. R=60 Ω ; r=30 Ω ;
- C. R=60 Ω ; r=120 Ω
- D. R=30 Ω ; r=60 Ω
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 333405
Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
- A. chu kì của nó tăng.
- B. tần số của nó không thay đổi.
- C. bước sóng của nó giảm.
- D. bước sóng của nó không thay đổi.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 333409
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc
- B. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
- C. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
- D. Sóng cơ học truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và chân không
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 333411
Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền chậm nhất trong
- A. không khí ở 250C
- B. nước.
- C. sắt.
- D. không khí ở 00C
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 333415
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,008 s, cường độ âm đủ lớn. Âm do lá thép phát ra là
- A. âm không nghe được.
- B. hạ âm.
- C. âm nghe được.
- D. siêu âm.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 333417
Cho các kết luận sau về sóng âm
(1) Sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz gọi là âm nghe được (âm thanh)
(2)Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.
(3) Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặt trưng vật lí của âm. Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.
(4) Độ cao của âm gắn liền với tần số âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
(5) Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.
Số kết luận đúng là
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 333420
Khi mộ sóng âm truyền từ nước ra không khí thì
- A. tần số không đổi, bước sóng tăng.
- B. tần số không đổi, bước sóng giảm.
- C. tần số giảm, bước sóng không đổi.
- D. tần số tăng, bước sóng không đổi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 333423
Để đo độ sâu vực sâu nhất thế giới Mariana ở Thái Bình Dương, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,53s người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước biển là 1500m/s, trong không khí là 340m/s. Độ sâu vực Mariana là
- A. 2470,1m
- B. 4940,2m
- C. 21795m
- D. 10897,5m
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 333425
Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai:
- A. Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là mức cường độ âm và tần số âm.
- B. Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm không có tần số xác định.
- C. Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và biên độ.
- D. Độ cao là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lí là tần số và năng lượng âm
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 333427
Tốc độ truyền âm có giá trị lớn nhất trong môi trường nào sau đây?
- A. Nhôm
- B. Khí ôxi
- C. Nước biển
- D. Khí hidro
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 333430
Từ hiện tượng tán sắc ánh và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?
- A. Chiết suất của môi trường là như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
- B. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng dài thì lớn hơn.
- C. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn thì lớn hơn.
- D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiếu ánh sáng truyền qua.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 333432
Hai nhạc cụ phát ra hai âm có đồ thị dao động mô tả như hình bên. Chọn phát biểu đúng
- A. Độ cao của âm 1 lớn hơn âm 2
- B. Hai âm có cùng âm sắc
- C. Hai âm có cùng tần số
- D. Độ cao của âm 2 lớn hơn âm 1
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 333433
Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 3 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?
- A. Biên độ, tần số, cơ năng dao động
- B. Biên độ, tần số, gia tốc.
- C. Động năng, tần số, lực hồi phục.
- D. Lực phục hồi, vận tốc, cơ năng dao động.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 333434
Một vật dao động điều hòa có biểu thức gia tốc a=-100π2cos(10πt-π/2)(cm/s2). Quãng đường vật đi được trong một chu kỳ dao động là
- A. 10 cm.
- B. 4 cm.
- C. 400π2 cm.
- D. 4π2 m.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 333437
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số ?
- A. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần.
- B. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần.
- C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha
- D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 333439
Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Biên độ dao động thứ nhất.
- B. Độ lệch pha của hai dao động.
- C. Biên độ dao động thứ hai.
- D. Tần số của hai dao động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 333441
Hai dao động điều hòa lần lượt có phương trình x1=A1cos(20πt+π/2) cm và x2=A2cos(20πt+π/6) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Dao động thứ hai sớm pha hơn dao động thứ nhất một góc π/4.
- B. Dao động thứ hai trễ pha hơn dao động thứ nhất một góc π/6.
- C. Dao động thứ nhất trễ pha hơn dao động thứ hai một góc π/3.
- D. Dao động thứ nhất sớm pha hơn dao động thứ hai một góc π/3.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 333447
Một vật dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần xấp xỉ bằng
- A. 6%.
- B. 3%.
- C. 94%.
- D. 9%.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 333448
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật nặng có khối lượng m = 100g gắn vào một lò xo có độ cứng k = 10N/m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn và thả nhẹ. Khi vật qua vị trí O1, tốc độ của vật đạt cực đại lần thứ nhất và bằng 80 cm/s. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến khi dừng lại gần nhất giá trị nào?
- A. 40,0 cm
- B. 22,5 cm
- C. 24,0 cm
- D. 25,0 cm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 333449
Một người đèo hai thùng nước ở phía sau xe đạp và xe đạp trên một con đường lát bê tông. Cứ cách 3 m, trên đường lại có một cái rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là 0,6s. Để nước trong thùng sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là bao nhiêu?
- A. v = 18km/h.
- B. v = 18,/s.
- C. v = 10km/h
- D. v = 10m/s
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 333451
Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên. Năm con lắc đơn: (1), (2), (3), (4) và M (con lắc điều khiển) được treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Không kể M, con lắc dao động mạnh nhất là
- A. con lắc (2).
- B. con lắc (1).
- C. con lắc (3).
- D. con lắc (4).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 333454
Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
- A. căn bậc hai chiều dài con lắc.
- B. chiều dài con lắc.
- C. căn bậc hai gia tốc trọng trường.
- D. gia tốc trọng trường.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 333456
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 nhỏ. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
- A. 2mglα02
- B. (1/2)mglα02
- C. (1/4)mglα02
- D. mglα02
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 333458
Một con lắc đơn có phương trình động năng như sau: Wđ = 1 +1cos(10πt + π/3)(J). Hãy xác định tần số của dao động
- A. 5Hz.
- B. 10Hz.
- C. 2,5Hz.
- D. 20Hz.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 333460
Một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật nặng ở vị trí cao nhất là 1s. Chu kì dao động của con lắc là
- A. 2s
- B. 1s
- C. 4s
- D. 0,5s
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 333463
Một con lắc đơn dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của quả nặng hai lần và giữ nguyên biên độ dao động thì
- A. chu kì giảm 2 lần, cơ năng không đổi.
- B. chu kì không đổi, cơ năng tăng 2 lần.
- C. chu kì và cơ năng của con lắc có giá trị không đổi.
- D. chu kì tăng 2 lần, cơ năng tăng 2 lần.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 333467
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 3 Hz. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số
- A. 8Hz
- B. 4Hz
- C. 2Hz
- D. 6Hz
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 333470
Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5 cm và tốc độ cực đại là 10π cm/s. Chu kì dao động của vật nhỏ là:
- A. 3 s.
- B. 4 s.
- C. 1 s.
- D. 2 s.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 333472
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là
- A. 20 cm/s.
- B. 10 cm/s.
- C. 5 cm/s.
- D. 40 cm/s.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 333474
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 3 Hz. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số
- A. 8Hz
- B. 4Hz
- C. 2Hz
- D. 6Hz
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 333477
Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5 cm và tốc độ cực đại là 10π cm/s. Chu kì dao động của vật nhỏ là:
- A. 3s
- B. 4s
- C. 1s
- D. 2s