Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 416749
Người khám xét trái phép chỗ ở của người khác bị phạt tù nhiều nhất là bao nhiêu năm?
- A. Cải tạo không giam giữ 1 năm.
- B. Phạt cảnh cáo 5 triệu.
- C. Đi tù 1 năm.
- D. Đi tù 3 năm.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 416754
Xe máy điện được quy định dùng cho người đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
- A. 12 tuổi trở lên.
- B. 14 tuổi trở lên.
- C. 16 tuổi trở lên.
- D. 18 tuổi trở lên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 416759
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì?
- A. Tạo điều kiện cho sự phát triển riêng của từng tôn giáo.
- B. Là cơ sở đoàn kết riêng của từng tôn giáo.
- C. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
- D. Thúc đẩy tình đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 416761
Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định này xuất phát từ đâu?
- A. bản chất của pháp luật.
- B. đặc trưng của pháp luật.
- C. chức năng của pháp luật.
- D. vai trò của pháp luật.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 416770
Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của nội dung nào sau đây?
- A. Pháp luật.
- B. Quy chế.
- C. Quy định.
- D. Pháp lệnh.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 416771
Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Công bằng trước pháp luật.
- B. Bình đẳng trước pháp luật.
- C. Công dân trước pháp luật.
- D. Trách nhiệm trước pháp luật.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 416773
Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- C. Bình đẳng trong kinh doanh.
- D. Bình đẳng trong lao động.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 416774
Nội dung nào không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
- D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 416776
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?
- A. Điều 21
- B. Điều 20
- C. Điều 22
- D. Điều 23
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 416778
Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái _______.
- A. Đạo đức.
- B. Quy định.
- C. Ý thức tiến bộ.
- D. Pháp luật.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 416779
Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ai?
- A. Tất cả mọi công dân.
- B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
- C. Nhà nước và công dân.
- D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 416781
Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
- A. Công dân.
- B. Xã hội.
- C. Tổ chức.
- D. Nhà nước.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 416783
Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc nào sau đây?
- A. Thi hành nghĩa vụ.
- B. Thực hiện trách nhiệm.
- C. Thực hiện nghĩa vụ.
- D. Thi hành trách nhiệm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 416784
Đâu là nhận định đúng về mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?
- A. Khăng khít.
- B. Chặt chẽ.
- C. Tách rời.
- D. Không tách rời.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 416786
Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
- A. Quan trọng.
- B. Cần thiết.
- C. Tất yếu.
- D. Cơ bản.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 416799
Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về nội dung nào sau đây?
- A. Quyền và nghĩa vụ.
- B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
- C. Trách nhiệm pháp lí.
- D. Trách nhiệm công dân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 416801
Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
- A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
- B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
- C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
- D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 416810
Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì những cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng theo trình tự nào?
- A. Hướng dẫn của cấp trên.
- B. Quy định của cơ quan điều tra.
- C. Hướng dẫn của Viện Kiểm sát.
- D. Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 416812
Trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt?
- A. Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.
- B. Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- C. Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
- D. Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 416815
Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được ________.
- A. Trả tự do sau 12 giờ.
- B. Trả tự do ngay.
- C. Phải được đền bù.
- D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 416817
Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 416818
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là gì?
- A. Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- C. Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- D. Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 416823
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc ________.
- A. Kỉ luật.
- B. Cảnh cáo.
- C. Truy cứu trách nhiệm dân sự.
- D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 416828
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 416833
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
- A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
- C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
- D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 416837
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại ________.
- A. Nghĩa vụ pháp lí.
- B. Trách nhiệm pháp lí.
- C. Nghĩa vụ cụ thể.
- D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 416838
Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
- A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
- D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 416840
Có bao nhiêu loại trách nhiệm pháp lí?
- A. 2
- B. 4
- C. 6
- D. 8
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 416844
Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật ______.
- A. Hình sự.
- B. Dân sự.
- C. Hành chính.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 416846
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?
- A. Giáo dục.
- B. Thuyết phục.
- C. Cưỡng chế.
- D. Răn đe.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 416848
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của ai?
- A. Cha mẹ.
- B. Ông bà.
- C. Người nuôi dưỡng.
- D. Người đại diện.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 416849
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do nguyên nhân nào?
- A. Vô ý.
- B. Cố ý.
- C. Vô tình.
- D. Cố tình.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 416878
Trên đường đi học, X bị hai thanh niên trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
- A. Chửi và đánh lại những thanh niên đó.
- B. Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi.
- C. Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho.
- D. Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 416883
Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời dùng những lời lẽ thô tục để miệt thị nhan sắc của hoa hậu Y. Nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào dưới đây?
- A. Quyền tự do báo chí.
- B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- C. Quyền tự do riêng tư.
- D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 416885
Trong cuộc họp, anh B phát biểu phê bình chị C về những sai lầm trong công việc. Giám đốc công ty là ông X ngắt lời yêu cầu anh B ngừng phát biểu nhưng anh B không đồng ý. Thấy vậy, ông X đã yêu cầu bảo vệ K buộc anh B rời khỏi cuộc họp. Anh M là nhân viên công ty thấy vậy đã viết bài báo nói ông X bạo hành nhân viên đăng lên facebook khiến uy tín của ông X bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
- A. Ông X và anh M.
- B. Ông X, anh M và anh K.
- C. Ông X, anh M và anh B.
- D. Anh M và anh K.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 416895
Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã _____.
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 416896
Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không ________.
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 416898
Bạn X đang học lớp 12, thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm ________.
- A. Hình sự.
- B. Dân sự.
- C. Hành chính.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 416904
Bình đẳng giữa các dân tộc là ............ của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.
- A. Mục tiêu
- B. Ý nghĩa
- C. Cơ sở
- D. Điều kiện
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 416908
Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được ________.
- A. Đảng quản lí.
- B. Pháp luật bảo hộ.
- C. Các tổ chức tôn giáo giữ bí mật.
- D. Quân đội nhân dân giữ gìn.