Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 321126
Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- C. Bình đẳng trong kinh doanh.
- D. Bình đẳng trong lao động.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 321129
Nội dung nào sau đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
- D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 321132
Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Công bằng trước pháp luật.
- B. Bình đẳng trước pháp luật.
- C. Công dân trước pháp luật.
- D. Trách nhiệm trước pháp luật.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 321135
Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của..............
- A. Tất cả mọi công dân.
- B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
- C. Nhà nước và công dân.
- D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 321136
Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong ..............
- A. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- B. Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế.
- C. Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
- D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 321139
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Bình đẳng giữa các công dân.
- B. Bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
- D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 321141
Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Bình đẳng giữa các công dân.
- B. Bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
- D. Bình đẳng giữa các giai cấp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 321144
Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của ............
- A. Pháp luật.
- B. Quy chế.
- C. Quy định.
- D. Pháp lệnh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 321146
Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
- A. Công dân.
- B. Xã hội.
- C. Tổ chức.
- D. Nhà nước.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 321149
Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Ban hành pháp luật.
- B. Thực hiện pháp luật.
- C. Xây dựng pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 321151
Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
- A. Đúng đắn.
- B. Phù hợp.
- C. Gắn liền.
- D. Chuẩn mực.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 321152
Vợ, chồng bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong..............
- A. Quan hệ tài sản.
- B. Quan hệ nhân thân.
- C. Quan hệ lao động.
- D. Quan hệ huyết thống.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 321154
Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về ..............
- A. Trình độ phát triển.
- B. Vai trò chính trị.
- C. Trình độ văn hóa.
- D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 321156
Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về .............
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 321158
Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng .............
- A. Ý chí của Nhà nước.
- B. Quyền lực Nhà nước.
- C. Ý thức tự giác của công dân.
- D. Dư luận xã hội.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 321161
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính thuyết phục.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 321163
Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 321165
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật .............
- A. Quy định phải làm.
- B. Cho phép làm.
- C. Quy định cấm làm.
- D. Không cho phép làm.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 321167
Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc ...............
- A. Thi hành nghĩa vụ.
- B. Thực hiện trách nhiệm.
- C. Thực hiện nghĩa vụ.
- D. Thi hành trách nhiệm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 321168
Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào ...............
- A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
- C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
- D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 321169
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền ...............
- A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
- B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
- C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.
- D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 321170
Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về ..............
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 321171
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung của bình đẳng về .............
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 321172
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức .............
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 321173
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức .............
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 321174
Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là .................
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 321175
Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính giáo dục, thuyết phục.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 321176
Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?
- A. Khăng khít.
- B. Chặt chẽ.
- C. Không tách rời.
- D. Tách rời.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 321179
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Bình đẳng về quyền.
- B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
- C. Bình đẳng trước pháp luật.
- D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 321181
Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
- A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
- B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
- C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
- D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 321202
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về ...................
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 321203
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không ...............
- A. Thiên vị.
- B. Phân biệt đối xử.
- C. Phân biệt vị trí.
- D. Khác biệt.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 321205
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 321206
Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
- A. Quan trọng.
- B. Cần thiết.
- C. Tất yếu.
- D. Cơ bản.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 321207
Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, là mối quan hệ ................
- A. Một chiều.
- B. Hai chiều.
- C. Phụ thuộc.
- D. Ràng buộc.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 321208
Hành vi nào sau đây không phải là nội dung của bình đẳng giữa anh, chị, em?
- A. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
- B. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
- C. Dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
- D. Sai em làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 321209
Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ ..............
- A. Chính sách học bổng.
- B. Đầu tư tài chính.
- C. Một nền giáo dục.
- D. Nền giáo dục tiên tiến.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 321211
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức ...............
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 321212
Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 321214
Pháp luật mang bản chất của ...............
- A. Giai cấp cầm quyền.
- B. Giai cấp tiến bộ nhất.
- C. Mọi giai cấp.
- D. Dân tộc.