Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 325039
H là học sinh lớp 12, bố bị tai nạn qua đời, mẹ bị bệnh nặng. Hàng ngày ngoài giờ học em đi làm thêm, đồng thời chăm sóc mẹ và đứa em nhỏ của mình. Em H đã thực hiện đúng những nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình nào sau đây?
- A. Bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con.
- B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.
- C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu, anh, chị, em.
- D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, anh, chị em.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 325040
Ông X đã tập hợp tất cả các em nhỏ lang thang cơ nhỡ về nhà mình ở, hàng ngày ông bắt các em làm việc ở trang trại của ông từ sáng tinh mơ đến tối. Ông X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Bình đẳng trong kinh doanh.
- B. Bình đẳng trong lao động.
- C. Bình đẳng trong gia đình.
- D. Bình đẳng trong hôn nhân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 325041
Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo ?
- A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.
- B. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo.
- C. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.
- D. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 325042
M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bạn có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây ?
- A. Không bình đẳng.
- B. Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.
- C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 325044
Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây?
- A. Không ai được ưu tiên.
- B. Không nên làm phiền người khác.
- C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 325045
Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?
- A. Cảnh cáo.
- B. Phê bình.
- C. Chuyển công tác khác.
- D. Buộc thôi việc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 325047
Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?
- A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
- B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- C. Mọi cơ quan, tổ chức.
- D. Mọi công dân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 325049
Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?
- A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
- D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 325050
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng ................
- A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
- C. đối với người vi phạm.
- D. đối với người sản xuất kinh doanh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 325051
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
- D. Tính bắt buộc chung.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 325054
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý ?
- A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
- B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 325057
Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng , tôn giáo ?
- A. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương.
- B. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình
- C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
- D. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 325061
Điều 10 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định "Số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng". Quy định này hướng đến thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
- A. Chính trị
- B. Kinh tế
- C. Văn hóa
- D. Giáo dục
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 325064
Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 325066
Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp vì Hiến pháp là .................
- A. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- B. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.
- C. văn bản pháp lý mang tính quy phạm phổ biến.
- D. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 325068
Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 325071
Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi ..................
- A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
- B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.
- C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.
- D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 325077
Sau khi kết hôn, người vợ nghe lời chồng ở nhà chăm sóc gia đình để anh yên tâm công tác. Sau một thời gian tích góp, anh đã mua được một chiếc ô tô và đăng kí mang tên anh. Theo qui định của pháp luật, chiếc ô tô đó là tài sản của ai?
- A. Vợ và chồng.
- B. Người chồng.
- C. Người vợ.
- D. Các con.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 325078
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa là cơ sở ................
- A. của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- B. để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo.
- C. để công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.
- D. để phát huy quyền dân chủ của công dân.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 325079
Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều ...............
- A. được nhà nước chú trọng phát triển giáo dục ở thành phố.
- B. bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục.
- C. được nhà nước quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn.
- D. bình đẳng trong hưởng thụ một nền văn hóa.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 325080
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng ...................
- A. trong giao kết hợp đồng lao động.
- B. trong tìm kiếm việc làm.
- C. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
- D. về quyền có việc làm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 325082
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?
- A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
- B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 325086
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
- A. Bản chất xã hội.
- B. Bản chất giai cấp.
- C. Bản chất nhân dân.
- D. Bản chất dân tộc.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 325090
Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với .................
- A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.
- B. mọi cá nhân tổ chức.
- C. mọi đối tượng cần thiết.
- D. mọi cán bộ, công chức.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 325093
X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng .........................
- A. về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
- B. về trách nhiệm với Tổ quốc.
- C. về quyền và nghĩa vụ.
- D. về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 325096
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ....................
- A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
- B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
- C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 325099
Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành .............
- A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
- B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
- C. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
- D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 325100
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 325102
Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
- D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 325108
Sau khi bố qua đời, em H ở với mẹ kế là bà K. Bà K đã bắt H nghỉ học để đi lao động kiếm tiền cho bà, mọi việc trong nhà bà đều sai H làm vì cho rằng con đẻ của bà còn bận đi học. Bà K đã vi phạm nội dung nào của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
- B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 325111
Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ ................
- A. tài sản và sở hữu.
- B. tài sản chung.
- C. sở hữu.
- D. nhân thân.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 325116
Nhà nước luôn có các chính sách học bổng và ưu tiên con em vùng đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể hiện các dân tộc bình đẳng về ...............
- A. điều kiện học tập.
- B. hưởng thụ nền văn hóa.
- C. cơ hội học tập.
- D. tiếp cận nền giáo dục.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 325119
Nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là không có sự phân biệt giữa ...................
- A. các dân tộc đa số.
- B. các chủng tộc.
- C. các dân tộc thiểu số.
- D. dân tộc đa số và thiểu số.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 325120
Hành vi vi phạm pháp luật với tinh chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí ................
- A. như nhau.
- B. khác nhau.
- C. ưu tiên người giữ chức vụ.
- D. ưu tiên người lao động.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 325123
Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng giữa ....................
- A. Những người theo đạo khác nhau.
- B. Các dân tộc miền núi và đồng bằng.
- C. Các dân tộc, tôn giáo.
- D. Người theo đạo và người không theo đạo.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 325128
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định công dân có trách nhiệm thực hiện .................
- A. Pháp luật.
- B. Quyền và nghĩa vụ của mình.
- C. Nghĩa vụ đối với người khác.
- D. Nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 325133
Pháp luật nước ta nghiêm cấm ................
- A. Phân loại vi phạm để xử lí.
- B. Phân biệt đối xử về giới.
- C. Phân loại tội phạm để xử lí.
- D. Phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 325135
Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
- A. Bản chất xã hội.
- B. Bản chất giai cấp.
- C. Bản chất nhân dân.
- D. Bản chất hiện đại.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 325137
Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
- D. Tính quần chúng nhân dân.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 325141
Vốn là người gia trưởng nên sau khi kết hôn anh H bắt vợ nghỉ làm để ở nhà lo việc gia đình và chăm sóc bố mẹ chồng. Người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
- A. Tài sản.
- B. Nhân thân.
- C. Gia đình.
- D. Huyết thống.