Câu hỏi trắc nghiệm (36 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 112695
Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại nhằm mục đích
- A. phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp.
- B. chia sẻ quyền và lợi ích hợp pháp.
- C. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp.
- D. bù đắp quyền và lợi ích hợp pháp.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 112696
Nhà nước quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, một mặt nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở của người khác theo
- A. trình tự, thủ tục nhất định.
- B. thủ tục nhất định.
- C. trình tự nhất định.
- D. quy định cụ thể.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 112697
Đã quá thời hạn cam kết nhưng bà A vẫn chưa trả được 200 triệu đồng cho ông B. Ngày 20/5/2016, ông B đã cho người đến đuổi bà A và chiếm dụng ngôi nhà để trừ nợ. Hành động này của ông B phải xử lí như thế nào?
- A. Ông B vi phạm hành vi đuổi trái pháp luật người khác (bà A) khỏi chỗ ở của họ.
- B. Ông B không có lỗi vì bà B đã mắc nợ ông quá hạn.
- C. Ông A không có lỗi vì việc chiếm dụng ngôi nhà là để trừ nợ.
- D. Ông B không có lỗi vì ngôi nhà bà A vừa đủ bằng số tiền 200 triệu đồng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 112698
Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Vì đó là tin thông báo khuyến mại của tổng đài nên nội dung không có gì bí mật. Theo em, T đã vi phạm quyền nào của công dân?
- A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.
- C. Tự do dân chủ.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 112700
Nhận định nào sai: Chỗ ở của một người sẽ bị khám xét khi:
- A. Nghi ngờ trong đó có công cụ, phương tiện…liên quan đến vụ án.
- B. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
- C. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm.
- D. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 112702
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong những lĩnh vực nào?
- A. Xã hội.
- B. Kinh tế.
- C. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- D. Chính trị.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 112703
Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?
- A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
- B. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
- C. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- D. Vận động người khác giới thiệu mình.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 112704
Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
- A. Tố cáo.
- B. Khiếu nại.
- C. Khởi tố.
- D. Tranh tụng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 112705
Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?
- A. Im lặng vì nể nang.
- B. Nhờ phóng viên viết bài.
- C. Làm đơn khiếu nại.
- D. Gửi đơn tố cáo.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 112706
A là một tên trộm chuyên nghiệp. Hắn đã lấy cắp đồ của B và nhiều người trong xóm. Được biết A và đồng bọn đã sa lưới pháp luật, B và mọi người bàn nhau và đã đến nhà A để tìm đồ của mình. Em có nhận xét gì về hành động của B và mọi người?
- A. B và mọi người mắc lỗi tùy tiện vào và khám xét trái pháp luật nhà ở người khác.
- B. B và mọi người không có lỗi vì A đã là tên tội phạm.
- C. B và mọi người không có lỗi vì trước sau gì nhà A cũng bị khám xét.
- D. B và mọi người không có lỗi vì họ đến nhà A chỉ để tìm đồ của mình.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 112708
Do sơ ý, Ông A là nhân viên bưu điện đã làm làm mất thư của chị C. Chị N nhặt được thư và yêu cầu chị C phải hậu tạ thì mới trả lại thư. Thấy yêu cầu của chị N là vô lí, quá tức giận nên chị C đã giật thư trong tay chị N làm rách nát lá thư. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- A. Ông A, chị N và chị C.
- B. Ông A, và chị N.
- C. Ông A.
- D. Chị N và chị C.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 112709
Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối thể hiện nội dung nào của quyền học tập?
- A. Học tập không hạn chế.
- B. Học bất cứ ngành nghề nào.
- C. Được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- D. Học thường xuyên, học suốt đời.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 112710
Mục đích của quyền tố cáo nhằm
- A. phát triển, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
- B. phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
- C. phát sinh các việc làm trái pháp luật.
- D. phát hiện, ngăn ngừa các việc làm trái pháp luật.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 112712
Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi
- A. cả nước.
- B. cơ sở và địa phương.
- C. địa phương.
- D. cơ sở.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 112713
Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
- B. Bắt người không có lí do.
- C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
- D. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ nhà mình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 112714
Đâu không phải là nguyên tắc quyền bầu cử?
- A. Phổ thông.
- B. Bình đẳng.
- C. Công khai.
- D. Trực tiếp
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 112715
Sau ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND nhiệm kì 2016-2021, H đến lớp với niềm tự hào lớn so với các bạn trong lớp vì mình đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử. H khoe: “Không chỉ có 1 phiếu đâu nhé. Cả ba và mẹ tớ đều tín nhiệm cao, giao phiếu cho tớ gạch và bỏ vào thùng luôn”. Việc làm của H đã vi phạm nguyên tắc nào của quyền bầu cử?
- A. Trực tiếp.
- B. Bình đẳng.
- C. Phổ thông.
- D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 112716
Về nguyên tắc, không ai được
- A. đột nhập vào chỗ ở của người khác.
- B. ở nhờ chỗ ở của người khác.
- C. tự tiện vào chỗ ở của người khác.
- D. khám xét chỗ ở của người khác.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 112717
Quyền tự do ngôn luận là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
- A. chính trị, văn hóa của đất nước.
- B. chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước.
- C. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
- D. chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 112719
Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
- A. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình.
- B. Khiếu nại với người cảnh sát đã xử phạt mình.
- C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này.
- D. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 112720
Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016 - 2021. Công dân có ngày sinh nào đủ điều kiện được ứng cử?
- A. 21/5/1995
- B. 21/4/1996
- C. 21/5/1998
- D. 21/5/1999.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 112723
A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. A thực hiện quyền gì?
- A. Ứng cử
- B. Khiếu nại
- C. Tố cáo
- D. Bãi nại.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 112724
Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021. Công dân có ngày sinh nào đủ điều kiện được bầu cử?
- A. 21/5/2001
- B. 21/5/1998
- C. 21/4/2000
- D. 21/5/1999.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 112726
Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội được học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào của công dân?
- A. Tham vấn.
- B. Phát triển.
- C. Học tập.
- D. Sáng tạo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 112728
Chị V bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức “chuyển công tác khác”, chị cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật. Vậy chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
- A. tự do ngôn luận.
- B. bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- C. khiếu nại.
- D. tố cáo.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 112729
Theo quy định, người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc
- A. phổ thông, bỏ phiếu kín.
- B. bình đẳng, phổ thông.
- C. phổ thông, trực tiếp.
- D. trực tiếp, bỏ phiếu kín.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 112731
Khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
- A. hình sự, hành vi hình sự.
- B. dân sự, hành vi dân sự.
- C. kỉ luật, hành vi kỉ luật.
- D. hành chính, hành vi hành chính.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 112733
Người nào tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị
- A. xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- B. xử lí kỉ luật.
- C. truy cứu trách nhiệm hình sự.
- D. xử phạt vi phạm hành chính.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 112735
Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là những việc
- A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
- B. dân bàn và quyết định trực tiếp.
- C. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
- D. dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 112738
Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi
- A. địa phương.
- B. cơ sở.
- C. cơ sở và địa phương
- D. cả nước.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 112740
Công dân có quyền tự do ngôn luận – điều này hiểu thế nào là đúng?
- A. Công dân có quyền chửi bới, lên án nếu thấy mình bị vi phạm.
- B. Công dân có quyền nói, viết, đề đạt ý kiến tùy thích.
- C. Công dân có quyền trả lời phỏng vấn mọi vấn đề với bất kì ai.
- D. Mọi lời nói, viết…của công dân phải đúng với sự thật, tôn trọng sự thật.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 112742
Khi điện thoại nhận được tin nhắn với nội dung không lành mạnh, kích động, tốt nhất ta nên làm gì?
- A. Gửi tiếp tin nhắn đó cho người thân, bạn bè.
- B. Xóa ngay, coi như không biết gì.
- C. Báo cho công an để họ có phương án xử lí.
- D. Lưu lại, coi như riêng mình biết.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 112744
Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của
- A. riêng cho những người lớn.
- B. riêng cho cán bộ công chức nhà nước.
- C. mọi công dân Việt Nam.
- D. tổ chức, cá nhân.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 112746
Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
- A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.
- C. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng.
- D. Kiến nghi với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 112749
Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?
- A. Các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.
- B. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- C. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh.
- D. Các hoạt động bảo vệ môi trường.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 112750
Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào của công dân?
- A. Tố cáo.
- B. Tự do ngôn luận.
- C. Khiếu nại.
- D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.