Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 17 Dòng điện trong chất bán dẫn giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 106 SGK Vật lý 11
Tính chất điện của bán dẫn và kim loại khác nhau như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 106 SGK Vật lý 11
Mô tả cách sinh ra electron và lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết, bán dẫn n và p.
-
Bài tập 3 trang 106 SGK Vật lý 11
Dòng điện chỉ chạy qua lớp chuyển tiếp p-n theo chiều nào?
-
Bài tập 4 trang 106 SGK Vật lý 11
Khi nào thì một lớp bán dẫn p kẹp giữa hai lớp bán dẫn n trên một tinh thể được xem là một tranzito n-p-n?
-
Bài tập 5 trang 106 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
Người ta gọi silic là chất bán dẫn vì
A. Nó không phải là kim loại, cũng không phải là điện môi
B. Hạt tải điện trong đó có thể là êlectron và lỗ trống
C. Điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất, và các tác nhân ion hoá khác.
D. Cả ba lí do trên
-
Bài tập 6 trang 106 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào sau đây về tranzito là chính xác?
A. Một lớp bán dẫn loại p kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n là tranzito n-p-n
B. Một lớp bán dẫn loại n mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại p không thể xem là tranzito
C. Một lớp bán dẫn loại p mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n luôn có khả năng khuếch đại
D. Trong tranzito n-p-n, bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ.
-
Bài tập 1 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tìm câu đúng.
A. Trong bán dẫn mật độ êlectron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ êlectron.
D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
-
Bài tập 2 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
A. Điện trở của lớp chuyển tiếp p-n là nhỏ, khi lớp chuyển tiếp được mắc vào nguồn điện theo chiều ngựơc.
B. Nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
C. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện chạy theo chiều từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n, do sự khuếch tán của các hạt tải điện cơ bản mạnh hơn so với sự khuếch tán của các hạt tải không cơ bán.
D. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p, do điện trường trong ở lớp tiếp xúc thúc đẩy chuyến động của các hạt tải điện thiểu số.
-
Bài tập 3 trang 120 SGK Vật lý 11 nâng cao
Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết, số cặp êlectron - lỗ trống bằng 10-13 số nguyên tử Si. Nếu ta pha P vào Si với tỉ lệ một phần triệu, thì sổ hạt tải điện tăng lên bao nhiêu lần?
-
Bài tập 17.1 trang 42 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói vé tính chất của các chất bán dẫn là không đúng ?
A. Điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết ở nhiệt độ thấp có giá trị rất lớn.
B. Điện trở suất của bán dãn tăng nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.
C. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi đưa thêm một lượng nhỏ tạp chất (10-6% - 10-3 % ) vào trong bán dẫn.
D. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm.
-
Bài tập 17.2 trang 42 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về các loại chất bán dẫn là không đúng ?
A. Bán dẫn tinh khiết là loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ êlectron dẫn bằng mật độ lỗ trống.
B. Bán dẫn tạp chất là loại chất bán dẫn có mật độ nguyên tử tạp chất lớn hơn rất nhiều mật độ các hạt tải điện.
C. Bán dẫn loại n là loại chất bán dẫn có mật độ các êlectron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
D. Bán dẫn loại p là loại chất bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ êlectron dẫn.
-
Bài tập 17.3 trang 42 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng ?
A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là các êlectron dẫn.
B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.
C. Các hạt tải điện trong chất bán dần luôn bao gồm cả êlectron dẫn và lỗ trống.
D. Cả hai loại hạt tải điện gồm êlectron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm.
-
Bài tập 17.4 trang 42 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về tạp đôno và tạp axepto trong bán dẫn là không đúng ?
A. Tạp đôno là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ êlectron dẫn.
B. Tạp axepto là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ lỗ trống.
C. Trong bán dẫn loại n, mật độ êlectron dẫn tỉ lệ với mật độ tạp axepto. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ tạp đôno.
D. Trong bán dẫn loại n, mật độ êlectron dẫn tỉ lệ với mật độ tạp đôno. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ tạp axepto.
-
Bài tập 17.5 trang 43 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về lớp chuyển tiếp p-n là không đúng ?
A. Lớp chuyển tiếp p-n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
B. Tại lớp chuyển tiếp p-n, do quá trình khuếch tán và tái hợp của các êlectron và lỗ trống nên hình thành một lớp nghèo hạt tải điện và có điện trở rất lớn.
C. Ở hai bên lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion axepto tích điện dương, về phía bán dẫn p có các ion đôno tích điện âm.
D. Lớp chuyển tiếp p-n có tính chất chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều nhất định từ miền p sang miền n nên được sử dụng làm điôt bán dẫn.
-
Bài tập 17.6 trang 43 SBT Vật lý 11
Hình nào trong Hình 17.1 mô tả đúng mô hình cấu trúc và sự hình thành điện trường \(\overrightarrow {{E_t}} \) trong lớp chuyển tiếp p-n do quá trình khuếch tán và tái hợp của các loại hạt tải điện ? Mũi tên dài chỉ chiều khuếch tán của êlectron. Mũi tên ngắn chỉ chiều điện trường \(\overrightarrow {{E_t}} \)
-
Bài tập 17.7 trang 43 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về điôt bán dẫn là không đúng ?
A. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn được tạo bởi một lớp chuyển tiếp p-n.
B. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều thuận từ n sang p.
C. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài.
D. Điôt bán dẫn có tinh chất chính lưu dòng điện nên được dùng để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
-
Bài tập 17.8 trang 43 SBT Vật lý 11
Hình nào trong Hình 17.2 mô tả đúng sơ đồ mắc điôt bán dẫn với nguồn điện ngoài U khi dòng điện I chạy qua nó theo chiều thuận ?
-
Bài tập 17.9 trang 44 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về tranzito lưỡng cực là không đúng ?
A. Tranzito lưỡng cực có hai loại khác nhau : loại n-p-n và loại p-n-p.
B. Tranzito lưỡng cực n-p-n là một tinh thể bán dẫn được pha tạp đế tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2, hình thành hai lớp chuyển tiếp : lớp n1-p phân cực thuận và lớp p-n2 phân cực ngược.
C. Mỗi tranzito lưỡng cực có ba điện cực C-B-E : cực góp hay colectơ C, cực đáy hay cực bazơ B, cực phát hay êmitơ E.
D. Tranzito lưỡng cực là linh kiện bán dẫn có thể khuếch đại các tín hiệu điện nên được dùng phổ biến để lắp các mạch khuếch đại và khoá điện tử.
-
Bài tập 17.10* trang 44 SBT Vật lý 11
Trong Hình 17.3, hình nào mô tả đúng mô hình cấu trúc và kí hiệu của tranzito lưỡng cực n-p-n ? Mũi tên chỉ chiều dòng điện giữa cực bazơ và cực êmitơ (dòng bazơ).