Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 9 Chuyển động thẳng biến đổi đều giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi trang 40 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
1. Tính gia tốc của các chuyển động trong hình vẽ ở đầu bài.
2. Các chuyển động trong hình vẽ ở đầu bài có phải là chuyển động thẳng biến đổi đều hay không?
-
Giải câu hỏi 1 trang 41 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Từ các đồ thị trong hình 9.1:
Hình 9.1. Các dạng đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Hãy viết công thức về mối liên hệ giữa v với a và t của từng chuyển động ứng với từng đồ thị trong hình 9.1.
b) Chuyển động nào là chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều?
-
Giải câu hỏi 2 trang 41 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 9.2 là đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động của một bạn đang đi trong siêu thị. Hãy dựa vào đồ thị để mô tả bằng lời chuyển động của bạn đó (khi nào đi đều, đi nhanh lên, đi chậm lại, nghỉ).
-
Giải câu hỏi 1 trang 42 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
1. Hãy tính độ dịch chuyển của chuyển động có đồ thị (v-t) vẽ ở Hình 9.3b. Biết mỗi cạnh của ô vuông nhỏ trên trục tung ứng với 2 m/s, trên trục hoành ứng với 1 s.
2. Chứng tỏ rằng có thể xác định được giá trị của gia tốc dựa trên đồ thị (v - t).
-
Giải câu hỏi 2 trang 42 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
1. Biết độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn bằng diện tích giới hạn đồ thị (v – t) trong thời gian t của chuyển động. Hãy chứng minh rằng công thức tính độ lớn của độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
\(d = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) (9.4)
2. Từ công thức (9.2) và (9.4) chứng minh rằng:
\({v^2} - v_0^2 = 2.a.d\) (9.5)
-
Giải câu hỏi 3 trang 41 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy dùng đồ thị (v – t) vẽ ở hình 9.4 để:
a) Mô tả chuyển động
b) Tính độ dịch chuyển trong 4 giây đầu, 2 giây tiếp theo và 3 giây cuối
c) Tính gia tốc của chuyển động trong 4 giây đầu
d) Tính gia tốc của chuyển động từ giây thứ 4 đến giây thứ 6.
Kiểm tra kết quả của câu b và câu c bằng cách dùng công thức.
-
Vận dụng 1 trang 43 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Đồ thị vận tốc – thời gian ở Hình 9.5 mô tả chuyển động của một chú chó con đang chạy trong một ngõ thẳng và hẹp.
a) Hãy mô tả chuyển động của chú chó.
b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó sau: 2s; 4s; 7s và 10s bằng đồ thị và bằng công thức.
-
Vận dụng 2 trang 43 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vận động viên đua xe đạp đường dài vượt qua vạch đích với tốc độ 10 m/s. Sau đó vận động viên này đi chậm dần đều thêm 20 m mới dừng lại. Coi chuyển động của vận động viên là thẳng.
a) Tính gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích.
b) Tính thời gian vận động viên đó cần để dừng lại kể từ khi cán đích.
c) Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe.
-
Giải Bài tập 9.1 trang 15 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
-
Giải Bài tập 9.2 trang 15 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là:
A. \({v^2} - v_{_0}^2 = ad.\)
B.\({v^2} - v_{_0}^2 = 2ad\)
C. \(v - {v_0} = 2ad\)
D.\({v_0}^2 - {v^2} = 2ad\)
-
Giải Bài tập 9.3 trang 15 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều?
-
Giải Bài tập 9.4 trang 15 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
B. Vận tốc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian.
D. Cả 3 tính chất trên.
-
Giải Bài tập 9.5 trang 15 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Các chuyển động sau đây có thể phù hợp với đồ thị nào trong bốn đồ thị trên?
a) Chuyển động của ô tô khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.
b) Chuyển động của vận động viên bơi lội khi có tín hiệu xuất phát.
c) Chuyển động của vận động viên bơi lội khi bơi đều.
d) Chuyển động của xe máy đang đứng yên khi người lái xe vừa tăng ga.
-
Giải Bài tập 9.6 trang 16 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 9.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của ba chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Viết công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.
b) Tính độ dịch chuyển của chuyển động (III).
-
Giải Bài tập 9.7 trang 16 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2.
a) Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất.
b) Máy bay này có thể hạ cánh an toàn ở sân bay có đường bay dài 1 km hay không?
-
Giải Bài tập 9.8 trang 16 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một ô tô khi hãm phanh có thể có gia tốc 3 m/s2. Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc là 72 km/h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Thời gian hãm phanh là bao nhiêu?
-
Giải Bài tập 9.9 trang 16 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng muốn đạt được vận tốc 36 km/h sau khi đi được 100 m bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Chạy thẳng nhanh dần đều trong suốt quãng đường.
Cách 2: Chỉ cho xe chạy nhanh dần đều trên 1/5 quãng đường, sau đó cho xe chuyển động thẳng đều trên quãng đường còn lại.
a) Hỏi cách nào mất ít thời gian hơn?
b) Hãy tìm một cách khác để giải bài toán này.
-
Giải Bài tập 9.10 trang 16 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một xe đạp đang đi với vận tốc 2 m/s thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó, một ô tô đang chạy với vận tốc 20 m/s lên dốc, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Xác định vị trí hai xe gặp nhau trên dốc. Biết dốc dài 570 m.
-
Giải Bài tập 9.11 trang 17 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai vật A và B chuyển động cùng chiều trên đường thẳng có đồ thị vận tốc – thời gian vẽ ở Hình 9.2. Biết ban đầu hai vật cách nhau 78 m.
a) Hai vật có cùng vận tốc ở thời điểm nào?
b) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
c) Xác định vị trí gặp nhau của hai vật.
-
Giải Bài tập 9.12 trang 17 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Đồ thị vận tốc - thời gian trong Hình 9.3 là của một xe bus và một xe máy chạy
cùng chiều trên một đường thẳng. Xe bus đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thì xe máy đi tới.
a) Tính gia tốc của xe bus trong 4 s đầu và trong 4 s tiếp theo.
b) Khi nào thì xe bus bắt đầu chạy nhanh hơn xe máy?
c) Khi nào thì xe bus đuổi kịp xe máy?
d) Xe máy đi được bao nhiêu mét thì bị xe bus đuổi kịp?
e) Tính vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu.