Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 11 SGK Vật lý 10
Chất điểm là gì?
-
Bài tập 2 trang 11 SGK Vật lý 10
Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên quốc lộ.
-
Bài tập 3 trang 11 SGK Vật lý 10
Nêu các cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.
-
Bài tập 4 trang 11 SGK Vật lý 10
Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.
-
Bài tập 5 trang 11 SGK Vật lý 10
Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
-
Bài tập 6 trang 11 SGK Vật lý 10
Một người chỉ cho một người khách du lịch như sau: "Ông hãy đi dọc theo phố này đến một bờ hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S". Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?
A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.
B. Cách dùng các trục tọa độ.
C. Dùng cả hai cách A và B.
D. Không dùng cả hai cách A và B.
-
Bài tập 7 trang 11 SGK Vật lý 10
Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
-
Bài tập 8 trang 11 SGK Vật lý 10
Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?
-
Bài tập 9 trang 11 SGK Vật lý 10
Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?
-
Bài tập 1 trang 10 SGK Vật lý 10 nâng cao
Dựa vào bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1 trong bài học (SGK), hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn.
- Bảng giờ tàu Thống nhất Bắc Nam S1
(Số liệu năm 2003)
-
Bài tập 2 trang 10 SGK Vật lý 10 nâng cao
Dựa vào bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1, hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến từng ga trên đường đi. Biểu diễn trên trục thời gian các kết quả tìm được, kể cả thời gian tàu đỗ ở các ga. Lấy gốc O là lúc tàu xuất phát từ ga Hà Nội và cho tỉ lệ lcm tương ứng với 2 giờ.
-
Bài tập 3 trang 10 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pari (Cộng hòa Pháp) khởi hành lúc 19h 30 giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pari lúc 6h 30’ sáng hôm sau theo giờ Pari. Biết giờ Pari chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Hỏi lúc máy bay đến Pari lúc mấy giờ theo giờ Hà Nội ? Thời gian bay là bao nhiêu ?
-
Bài tập 1.1 trang 5 SBT Vật lý 10
Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
-
Bài tập 1.2 trang 5 SBT Vật lý 10
Từ thực tế, hãy xem trong trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng ?
A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
B. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Một viên bi rơi từ độ cao 2 m.
D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3 m.
-
Bài tập 1.3 trang 5 SBT Vật lý 10
Người nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ?
A. Một hành khách trong máy bay.
B. Người phi công đang lái máy bay đó.
C. Người đứng dưới đất quan sát chiếc máy bay đang bay trên trời.
D. Người lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.
-
Bài tập 1.4 trang 5 SBT Vật lý 10
"Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km". Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì ?
A. Vật làm mốc.
B. Mốc thời gian.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
-
Bài tập 1.5 trang 6 SBT Vật lý 10
Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây ?
A. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
B. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó.
D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
-
Bài tập 1.6 trang 6 SBT Vật lý 10
Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
-
Bài tập 1.7 trang 6 SBT Vật lý 10
Một chiếc xuồng máy chạy trên đoạn sông có hai bờ song song với dòng chảy. Hãy trình bày và vẽ hình biểu diễn cách chọn vật mốc và các trục toạ độ của hệ quy chiếu để có thể xác định vị trí của chiếc xuồng ở thời điểm định trước đối với hai trường hợp:
a) Xuồng chạy dọc theo dòng sông.
b) Xuồng chạy từ bờ bên này sang bờ bên kia và mũi xuồng luôn hướng theo phương vuông góc với bờ
-
Bài tập 1.8 trang 6 SBT Vật lý 10
Một ô tô chở khách xuất phát từ bến xe Hà Nội chạy trên đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng. Nên chọn vật mốc và hệ quy chiếu như thế nào để có thể xác định vị trí của ô tô ở thời điểm định trước ?
-
Bài tập 1.9 trang 6 SBT Vật lý 10
Theo lịch trình tại bến xe ở Hà Nội thì ô tô chở khách trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy từ Hà Nội lúc 6 giờ sáng, đi qua Hải Dương lúc 7 giờ 15 phút sáng và tới Hải Phòng lúc 8 giờ 50 phút sáng cùng ngày. Hà Nội cách Hai Dương 60 km và cách Hải Phòng 105 km. Xe ô tô chạy liên tục không nghỉ dọc đường, chỉ dừng lại 10 phút tại bến xe Hải Dương để đón, trả khách. Tính khoảng thời gian chuyển động và quãng đường đi được của các hành khách sau :
a) Hành khách lên xe tại Hà Nội đi Hải Phòng.
b) Hành khách lên xe tại Hải Dương đi Hải Phòng.