Bài tập 2 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một ô tô tăng tốc trong hai trường hợp: từ 10km/h lên 20km/h và từ 50km/h lên 60km/h trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Nếu bỏ qua ma sát, hãy so sánh xem lực tác dụng và công do lực thực hiện trong hai trường hợp có bằng nhau không. Tại sao?
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có:
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}{v_1} = {\rm{\Delta }}{v_2};{\rm{\Delta }}{t_1} = {\rm{\Delta }}{t_2};m = const\\ \Rightarrow \frac{{m\Delta {v_1}}}{{\Delta {t_1}}} = \frac{{m\Delta {v_2}}}{{\Delta {t_2}}}\\ \Rightarrow {F_1} = {F_2} \end{array}\)
→ Lực tác dụng trong hai trường hợp bằng nhau
\(\begin{array}{l} {A_1} = \frac{m}{2}\left[ {{{\left( {\frac{{20}}{{3,6}}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{{10}}{{3,6}}} \right)}^2}} \right] \approx 11,6m(J)\\ {A_2} = \frac{m}{2}\left[ {{{\left( {\frac{{60}}{{3,6}}} \right)}^2} - {{\left( {\frac{{50}}{{3,6}}} \right)}^2}} \right] \approx 42,4m(J)\\ \Rightarrow {A_1} \ne {A_2} \end{array}\)
→ Công do lực thực hiện trong hai trường hợp khác nhau.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng trục quay đi qua tâm của các đĩa (Hình 4.3). Lúc đầu, đĩa 2 (ở phía trên) đang đứng yên, đĩa 1 quay với tốc độ góc \({\omega _0}\). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó, cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc \({\omega }\). Động năng của hệ hai đĩa lúc sau so với lúc đầu?
bởi Sasu ka 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đĩa tròn có momen quán tính \(I\), đang quay với tốc độ góc \(\omega _0\). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi hai lần thì momen động lượng và động năng quay của đĩa đối với trục quay thay đổi như thế nào?
bởi Sam sung 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bánh đà có momen quán tính đối với trục quay cố định là \(2,5kg.{m^2}\), quay đều với tốc độ góc \(8900\) rad/s. Động năng quay của bánh đà bằng bao nhiêu?
bởi Phí Phương 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai máy bay chuyển động cùng chiều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc v1 = 540km/h và v2 = 720km/h. Máy bay II bay phía sau bắn 1 viên đạn m = 50g với vận tốc 900km/h so với máy bay II) vào máy bay trước. Viên đạn cắm vào máy bay I và dừng lại sau khi đi được quãng đường 20cm (đối với máy bay I). Tính lực phá trung bình của viên đạn lên máy bay I.
bởi Kieu Oanh 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thang máy khối lượng m = 1 tấn, chuyển động thẳng từ trên xuống. Động cơ thang máy có thể kéo hoặc hãm thang
bởi Phạm Khánh Linh 26/12/2021
a/ Ban đầu thang chuyển động nhanh dần không vận tốc đầu. Tính công do động cơ thực hiện sau khi đi được quãng đường 5m và đạt vận tốc 18km/h.
b/ Giai đoạn kế tiếp, thang máy chuyển động thẳng đều. Tính công suất của động cơ.
c/ Cuối cùng thang máy chuyển động chậm dần và dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 2m. Tính công của động cơ và lực tác dụng trung bình của động cơ lên thang máy trong giai đoạn này
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ô tô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe tăng đều từ 0 đến 36km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe.
bởi Mai Hoa 27/12/2021
a/ Tính công của động cơ, công suất trung bình và lực kéo của động cơ.
b/ Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100m, cao 10m. Biết vận tốc của xe ở chân dốc là 7,2km/h. Tính công của lực cản và lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a/ Bao lâu sau khi bắt đầu rơi, vật có động năng là 5J.
b/ Sau quãng đường rơi là bao nhiêu, vật có động năng là 4J.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai quả cầu chuyển động cùng vận tốc va chạm đàn hồi trực diện với nhau. Sau va chạm quả cầu có khối lượng 300g dừng hẳn lại, tính khối lượng của quả cầu còn lại.
bởi Long lanh 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật khối lượng 2kg chuyển động với vận tốc v = 5m/s đến va chạm với vật có cùng khối lượng đang đứn yên. Sau va chạm, hai vật chuyển động theo hai hướng khác nhau hợp với phương chuyển động ban đầu các góc lần lượt là 30o, 60o. Tính động năng từng vật trước và sau khi va chạm. Chứng minh động năng của hệ va chạm được bảo toàn.
bởi Trần Hoàng Mai 26/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một ô tô 2 tấn chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB = 100m, khi qua A ô tô có vận tốc 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết lực kéo của động cơ có độ lớn 4000N, lấy g = 10m/s2.
bởi Hy Vũ 27/12/2021
a/ Tìm hệ số ma sát μ1 trên đoạn đường AB.
b/ Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40 m nghiêng 30° so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là μ2 = \(\frac{1}{{5\sqrt 3 }}\). Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?
c/ Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một ôtô chạy với vận tốc 24 m/s có khối lượng 1100 kg, hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Tính:
bởi Hoang Viet 27/12/2021
a/ Độ biến thiên động năng của ô tô sau khi vận tốc giảm còn 10m/s.
b/ Lực hãm trung bình sau khi ô tô đi thêm được 60m
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 8 trang 136 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 25.1 trang 59 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.2 trang 59 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.3 trang 59 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.4 trang 59 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.5 trang 60 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.6 trang 60 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.7 trang 60 SBT Vật lý 10
Bài tập 25.8 trang 60 SBT Vật lý 10