Bài tập 1 trang 284 SGK Vật lý 10 nâng cao
Ở phương án 1, có thể dùng lực kế ở phương án 2 thay cho cân đòn và các gia trọng được không? Vì sao?
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có thể sử dụng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của màng xà phòng thay cho cân đòn. Tuy nhiên kết quả thu được sẽ có sai số lớn hơn so với dùng cân đòn vì số chỉ lực kế khi đó bao gồm cả trọng lượng của khung dây, mà trọng lượng của khung là đáng kể nên sẽ gây sai số cho phép đo lực căng bề mặt.
Trong phương pháp dùng cân đòn thì hai bên đều có khung dây giống nhau nên trọng lượng của khối gia trọng chính xác bằng lực căng bề mặt tác dụng lên thanh AB.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi?
bởi Hoàng giang 26/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s.
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 25/04/2022
a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.
b) Khi nào người B đuổi kịp người A.
c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h.
bởi Tra xanh 26/04/2022
Tìm:
a) Tổng quãng đường đã đi.
b) Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.
c) Tổng thời gian đi.
d) Tốc độ trung bình tính bằng m/s.
e) Độ lớn của vận tốc trung bình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a) Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất? Biết tốc độ ánh sáng trong không gian là \(3,0{\text{x}}{10^8}m/s\)
b) Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích tại sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao số liệu ta thu được khi thực hành thí nghiệm có sai lệch so với số liệu được ghi trong lý thuyết?
bởi Trần Hoàng Mai 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
So sánh giá trị của hệ số căng bề mặt mà ta xác định được khi làm thí nghiệm với giá trị hệ số căng bề mặt σ của nước cất trong sách giáo khoa? Nếu có sai lệch thì nguyên nhân từ đâu?
bởi Hoa Lan 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong bài thí nghiệm về hiện tượng dính ướt của chất lỏng, tại sao khi mức nước trong bình A hạ thấp dần thì giá trị chỉ trên lực kế lại tăng dần?
bởi Nguyễn Sơn Ca 23/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bằng cách sử dụng lực kế nhạy, ta có thể đo được lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt không?
bởi Bánh Mì 23/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt, ta có thể dùng lực kế nhạy được không?
bởi Vũ Hải Yến 23/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có thể dùng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt được không?
bởi Lê Nhật Minh 24/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ bảng 40.1, tính sai số tuyệt đối của phép đo.
bởi Tuyet Anh 23/01/2021
Bảng 40.1
Độ chia nhỏ nhất của lực kế: 0,001N
Lần đo
P (N)
F(N)
Fc = F – P (N)
ΔFc(N)
1
0,047
0,061
0,014
0,001
2
0,046
0,061
0,015
0
3
0,046
0,062
0,016
0,001
4
0,047
0,062
0,015
0
5
0,046
0,060
0,014
0,001
Giá trị trung bình
0,0464
0,0612
0,015
0,0006
Theo dõi (0) 1 Trả lời