YOMEDIA
NONE

Vật Lý 10 KNTT Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng


Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết là tài liệu hữu ích dành cho quá trình học tập môn Vật lý 10, bao gồm chi tiết định nghĩa và các công thức về khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:

Khối lượng riêng = Khối lượng : Thể tích

p = m : V             (34.1)

- Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m3 (kg.m-3). Người ta cũng dùng đơn vị khối lượng riêng là g/cm3 (g.cm-3).

1g/cm3 = 1000 kg/m3

Bảng 34.1. Khối lượng riêng của một số chất ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất

Bảng 34.2. Khối lượng riêng của nước ở các nhiệt độ khác nhau

1.2. Áp lực và áp suất

a. Áp lực

- Khái niệm áp lực

+ Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái Đất và lực đẩy của mặt bàn (Hình 34.1a).

+ Do mặt bàn tác dụng lên cuốn sách lực \(\overrightarrow F \) có phương thẳng đứng, hướng lên trên và có độ lớn bằng trọng lượng P của cuốn sách, nên theo định luật 3 Newton: cuốn sách tác dụng lên mặt bàn lực \(\overrightarrow {{F_N}} \) có phương thẳng đứng, hướng xuống diới và có độ lớn bằng F.  Lực \(\overrightarrow {{F_N}} \) ép lên mặt bàn theo phương vuông góc với mặt bàn, được gọi là áp lực (Hình 34.1b).

Hình 34.1

- Áp lực phụ thuộc những yếu tố nào?

+ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố : Độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc lên vật.

b. Áp suất

- Do tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng mạnh khi cường độ của áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ, nên để đặc trưng cho tác dụng của áp lực người ta dùng khái niệm áp suất, có độ lớn bằng áp lực chia cho diện tích bị ép.

- Áp suất = Áp lực :  Diện tích bị ép

\(p = \frac{{{F_N}}}{S}\)       (34.2)

- Đơn vị của áp suất là N/m2, có tên gọi là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2

1.3. Áp suất của chất lỏng

a. Sự tồn tại áp suất của chất lỏng

- Khi đặt vật rắn lên mặt bàn thì vật rắn tác dụng lên mặt bàn áp suất theo phương vuông góc với mặt bàn. Khi nhấn chìm một vật vào trong nước thì nước có gây áp suất lên vật không? Nếu có thì áp suất này có giống áp suất của vật rắn không?

- Ai lặn xuống nước cũng dễ cảm thấy áp suất của nước tác dụng lên cơ thể mình, cảng lặn sâu thì áp suất càng mạnh. Tuy nhiên, áp suất này có phải chỉ tác dụng theo một phương như áp suất của vật rắn không?

b. Công thức tính áp suất của chất lỏng

- Trên mặt thoáng của chất lỏng, còn có áp suất khí quyển Pa. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn xuống đáy bình. Do đó, đáy bình chịu áp suất

p = pa + p.g.h

- Chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng nên áp suất mà ta tính được ở trên cũng là áp suất của chất lỏng tác dụng lên các điểm ở thành bình có khoảng cách tới mặt thoáng chất lỏng là h.

c. Phương trình cơ bản của chấtlưu đứng yên

- Có thể dễ dàng tính được độ chênh lệch về áp suất của chất lưu giữa 2 điểm M và N có độ sâu họ và họ so với mặt thoáng của chất lưu đứng yên (Hình 34.10).

Hình 34.10

- Vì PN = Pa + P.g.h1 và PM = Pa+ p.g.hnên PN - PM = P.g.(h1 - h2) hay \(\Delta p = p.g.\Delta h\) (34.3)

- Phương trình trên được gọi là phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên.

Bài tập minh họa

Bài 1: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ 2 là p2 là:

A. p2 = 3p1     

B. p2 = 0,9p1

C. p2 = 9p1     

D. p2 = 0,4p1

Hướng dẫn giải

Đáp án B

- Áp suất của nước ở đáy bình thứ nhất là: p1 = d1.h1

- Áp suất của nước ở đáy bình thứ hai là: p2 = d2.h2

- Suy ra: p2= 1,5d1.0,6.h1 = 0,9d1.h1 = 0,9p1

Bài 2: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2?

A. 308N     

B. 330N

C. 450N     

D. 485N

Hướng dẫn giải

Đáp án B

- Áp suất do nước gây ra tạo chỗ thủng là:

P = d.h = 10 000 . 2,2 = 22000 (N/m2)

- Lực tối thiểu để giữ miếng ván là

F = p.s = 22000 . 0,015 = 330 (N)

Bài 3: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800.0,002 = 1,6 kg

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N

Luyện tập Bài 34 Vật Lý 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh có thể:

- Nêu được nguyên nhân gây biến dạng cơ của chất rắn. Phân biệt được hai lọai biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dạng dẻo)  của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn ( giữ nguyên) hình dạng  và kích thước của chúng.

- Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngọai lực gây nên biến dạng.

- Phát biểu được định luật Húc.

- Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 34 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 34 môn Vật Lý 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 131 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 131 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 5 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 6 trang 132 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 133 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 133 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 134 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 134 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 134 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 134 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.1 trang 65 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.2 trang 65 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.3 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.4 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.5 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.6 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.7 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.8 trang 66 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.9 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 34.10 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 34 môn Vật Lý 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF