Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài tập cuối chương 7 môn Vật Lý 10 chương trình SGK Kết nối tri thức được đội ngũ HOC247 biên soạn bên dưới đây. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức về sự biến dạng của vật rắn và áp suất chất lỏng cũng như nắm được cách giải các bài toán cơ bản có liên quan.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Biến dạng của vật rắn
- Biến dạng đàn hồi, Biến dạng kéo, biến dạng nén.
- Đặc điểm biến dạng và độ cứng của lò xo.
- Liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo, định luật Hooke: \(F = k.\left| {\Delta l} \right|\)
1.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
- Công thức tính khối lượng riêng: . Đơn vị khối lượng Hông:
- Công thức tính áp suất: , trong đó FN là áp lực vuông góc với mặt bị ép, S là diện tích mặt bị ép. Đơn vị của áp suất là Pa: 1 Pa = 1 N/m2.
- Công thức tính áp suất của chất lông: p = pa + \(\rho .g.h\), trong đó: \(\rho \) là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường, h là độ sâu của chất lỏng.
- Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên: \(\Delta P = \rho .g.h\)
Bài tập minh họa
Bài 1: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ 2 là p2 là:
A. p2 = 3p1
B. p2 = 0,9p1
C. p2 = 9p1
D. p2 = 0,4p1
Hướng dẫn giải
Đáp án B
- Áp suất của nước ở đáy bình thứ nhất là: p1 = d1.h1
- Áp suất của nước ở đáy bình thứ hai là: p2 = d2.h2
- Suy ra: p2= 1,5d1.0,6.h1 = 0,9d1.h1 = 0,9p1
Bài 2: Hệ số đàn hồi của một thanh rắn đồng chất hình trụ là 100N/m. Đầu trên của thanh cố định, thanh dài thêm 1,6cm khi treo vào đầu dưới của thanh rắn một vật có khối lượng m. Xác định giá trị của m, lấy \(g=10m/s^2\) .
Hướng dẫn giải
Ta có: \(k=100(N/m)\) ; \(\Delta l = 1,6cm = 1,{6.10^ - }^2(m)\)
Thanh dài thêm 1,6cm do trọng lực của vật m tác dụng vào thanh, độ lớn của trọng lực đúng bằng độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện khi thanh bị kéo dãn
Áp dụng công thức tính độ lớn lực đàn hồi: \({F_d}_h = p \Rightarrow k.\left| {\Delta l} \right| = mg \Rightarrow m = 0,16(kg)\)
Luyện tập Bài tập chương 7 Vật Lý 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ xác định được
- Kiến thức cần nhớ về biến dạng chất rắn và áp suất chất lỏng
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan
3.1. Trắc nghiệm Bài tập chương 7 môn Vật Lý 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 KNTT Bài tập cuối chương 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài tập chương 7 môn Vật Lý 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài tập cuối chương 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Bài tập VII.1 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.2 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.3 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.4 trang 67 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.5 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.6 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.7 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.8 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.9 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập VII.10 trang 68 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài tập chương 7 môn Vật Lý 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247