YOMEDIA

Lập dàn ý phân tích 4 câu thơ đầu trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương

Tải về
 
NONE

Ở 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã mở ra một hoàn cảnh tâm trạng của số phận người phụ nữ hẩm hiu. Đó là nỗi đau đớn trước sự tàn phai nhanh chóng của tuổi xuân, là sự cô đơn, bẽ bàng của những tình duyên dang dở. Đây là một số luận điểm chính cần có khi các em tiến hành lập dàn ý cho 4 câu thơ đầu của bài thơ Tự tình II. Dưới đây là một dàn ý mẫu với sơ đồ tóm tắt và dàn ý chi tiết của đề bài này, mời các em cùng tham khảo: 

ATNETWORK
YOMEDIA

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý


B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình II
    • Hồ Xuân Hương (? - ?) người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
    • Thơ Hồ Xuân Hương là thơ phụ nữ viết về phụ nữ.
  • Dẫn dắt 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

2. Thân bài

  • Câu thơ 1: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
    • Khung cảnh đặc biệt: vào đêm khuya
    • Trạng thái: nhân vật trữ tình không ngủ được, cứ thao thức
    • Không gian tĩnh lặng, thời gian cứ trôi theo tiếng trống canh dồn.
    • Tiếng trống văng vẳng bên tai: diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, tâm trạng rối bời của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn ⇒ càng chờ càng vô vọng.
  • Câu thơ 2: Trơ cái hồng nhan với nước non.
    • Giữa đêm khuya thanh vắng, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc sự bẽ bàng của thân phận.
    • Từ “hồng nhan” kết hợp với từ “cái” khiến cho vẻ đẹp, nhan sắc của người phụ nữ trở nên rẻ rúng ⇒ cái nhìn đầy mỉa mai, giễu cợt.
    • Từ “trơ” là sự tủi hổ, là chai lì, không còn còn giác ⇒ sự trơ trọi, chơ vơ, cô đơn, lạc lõng, lẻ loi của thân phận lẽ mọn.
    • Trong cái cô đơn ấy, nhân vật trữ tình ý thức rõ thời gian của vũ trụ, thiên nhiên tuần hoàn vĩnh cửu trong khi đó tuổi xuân thì một đi không trở lại.
    • Phép đảo ngữ và nhịp thơ 1/3/3: khoét sâu thêm cái sự bẽ bàng của tâm trạng.
    • Bên cạnh nỗi đau, câu thơ còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình: từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.
  • Câu thơ 3 và 4:
  • Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

     
    • Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương.
    • Thấy rõ sự mất mát của tuổi xuân, nhân vật trữ tình đã mượn rượu để tiêu sầu, nhưng thay vì càng uống càng say để quên hết những nỗi buồn, nhưng cay đắng thì kết quả lại không vậy.
    • Hình ảnh vầng trăng vừa diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa gợi ra tuổi xuân.
    • Hình ảnh “trăng xế, trăng tàn” là biểu tượng cho người phụ nữ đã luống tuổi, tuổi xuân đã phai tàn.
    • Hai câu thơ tô đậm bi kịch cay đắng của người phụ nữ: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
    • Thực tế, tác giả Hồ Xuân Hương cũng phải chịu cảnh làm lẽ, phải san sẻ nhân duyên cho người phụ nữ khác.

3. Kết bài

  • Nêu tóm lược lại tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 4 câu thơ đầu.
    • Nỗi xót xa, bẽ bàng của một thân phận hẩm hiu.
  • Gợi mở vấn đề.

Trên đây là sơ đồ gợi ý tóm tắt và dàn bài chi tiết của đề bài Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Ngoài ra, các em có thể tham khảo dàn ý chi tiết và bài văn mẫu của bài Tự tình II tại đây:

Phân tích bài thơ Tự tình II của nhà thơ Hồ Xuân Hương

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON