YOMEDIA

Tổng ôn lý thuyết Chu kì tế bào và cơ chế Nguyên phân Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Tổng ôn lý thuyết Chu kì tế bào và cơ chế Nguyên phân Sinh học 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về chu kỳ tế bào và nguyên phân trong chương trình Sinh học 10 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

CHU KÌ TẾ BÀO VÀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN

I. Chu kỳ tế bào

1. Khái niệm

- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:

  • Kì trung gian.
  • Phân bào (Nguyên phân)

2. Đặc điểm chu kì tế bào

#

Kì trung gian

Nguyên phân

Thời gian

- Dài (Chiếm gần hết thời gian của chu kì)

- Ngắn

Đặc điểm

- Gồm 3 pha:

  • Pha G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
  • Pha S: NST NHÂN ĐÔI, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
  • Pha G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.

- Gồm 2 giai đoạn:

  • Phân chia nhân gồm 4 kì (Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối).
  • Phân chia tế bào chất.

3. Sự điều hoà chu kì tế bào

- TB phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài TB.

- TB được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

II. Cơ chế nguyên phân

{-- Để xem nội dung phần cơ chế nguyên phân của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III. Công thức và bài tập nguyên phân

Ví dụ quá trình nguyên phân của tế bào 2n = 4

- Ở sơ đồ trên ta thấy từ 1 tế bào mẹ ban đầu qua nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con, 2 tế bào con này giống nhau có số lượng NST bằng nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.

Dạng 1: Xác định số lượng NST trong các kỳ nguyên phân:

Ví dụ: Cho 1 loài có bộ NST 2n = 6. Xác định số lượng và đặc điểm NST ở kỳ giữa và kỳ sau

Hướng dẫn giải

2n = 6

- Kỳ giữa (NP): số lượng NST 2n = 6 (kép)

- Kỳ sau (NP): số lượng NST 2n = 8 (đơn)

Dạng 2: Xác định số tế bào con tạo ra sau nguyên phân

Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:

Gọi k là số đợt NP:

* Nếu có 1 tb mẹ ban đầu qua k lần nguyên phân

⇒∑tb con = 2k

* Nếu có A tế bào ban đầu:

⇒∑tb con = A.2k

Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau:

Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,….xa (ĐK: nguyên dương)

=> Tổng số TB con = 2 x1+ 2 x2 + 2 x3 + …+ 2 xa

Dạng 3: Xác định số NST trong tế bào con:

Giả sử 1 loài có bộ NST 2n 

* Nếu có 1 tế bào mẹ qua k đợt nguyên phân:

∑NST∈tb con = 2k.2n

* Nếu có A tế bào mẹ qua k đợt nguyên phân:

∑NST∈tb con=A. 2k.2n

Dạng 4: Xác định số NST môi trường cung cấp

* Nếu có A tế bào qua k đợt nguyên phân:

→∑NST trong tb con=A. 2k.2n

* Số NST trong tế bào ban đầu A.2n

⇒ Số NST môi trường cung cấp = A.2n. 2k - A.2n

                                                = A.2n(2k - 1)

Dạng 5: Xác định số NST mới hoàn toàn trong tế bào con:

∑  NST trong tb con: A.2n.2k

∑  NST trong tb mẹ: A.2n.2

⇒ NST mới hoàn toàn: A.2n.2k - A.2n.2

                                = A.2n(2k - 2)

Ví dụ: Có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân. Trong số đó có: ¼ tế bào nguyên phân 2 đợt. Số tế bào còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng tế bào con tạo ra 100. Tính số tế bào con tạo ra từ mỗi nhóm tế bào?

Hướng dẫn giải

Gọi x là số tế bào ban đầu

Số tế bào con tạo ra từ ¼ tế bào: 1/4x.22

Số tế bào con tạo ra từ nhóm tế bào còn lại: (1−1/4)x.25=24x

Ta có: x + 24x =100 ⇒ x = 4

Vậy số tb con tạo ra từ mỗi nhóm tế bào:

Từ ¼ tế bào: 4 (tb con)

Từ nhóm tb còn lại: 24.4 = 96 (tb con)

{-- Để xem nội dung dạng 6,7,8 của cơ chế nguyên phân các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng ôn lý thuyết Chu kì tế bào và cơ chế Nguyên phân Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể làm bài trắc nghiệm tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON