Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về nguyên phân và giảm phân trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức so sánh cơ chế Nguyên phân và Giảm phân Sinh học 10. Mời các em cùng tham khảo!
CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
A. Lý thuyết
1. Diễn biến
* Nguyên phân
Các giai đoạn |
Diễn biến cơ bản |
Trung gian |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. - NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh và nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatit giống nhau và dính nhau ở tâm động - Trung tử nhân đôi |
Kì đầu |
- NST co ngắn - Thoi vô săc hình thành |
Kì giữa |
- NST co ngắn cực đại, đính vào sơi thoi vô sắc và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kì sau |
- Các NST kép tách nhau ra ở tâm động taọ thành 2 NST đơn, hình thành 2 nhóm NST tiến về 2 cực TB theo sợi vô sắc |
Kì cuối |
- Tại mỗi cực tế bào, các NST tháo xoắn - Màng nhân và nhân con hình thành. Tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống TB mẹ |
* Giảm phân
Gồm 2 lần phân bào:
+ Giảm phân 1:
Các giai đoạn |
Diễn biến cơ bản |
Trung gian |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. - NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh và nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatit giống nhau và dính nhau ở tâm động - Trung tử nhân đôi |
Kì đầu1 |
- Thoi vô săc hình thành - NST co ngắn - Các NST kép bắt đôi tương đồng và có thể trao đổi đoạn cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo) |
Kì giữa1 |
- NST co ngắn cực đại, đính vào sơi thoi vô sắc và tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kì sau1 |
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuỷên về 1 cực TB theo sợi vô sắc |
Kì cuối1 |
- Tại mỗi cực tế bào, các NST tháo xoắn. - Màng nhân và nhân con hình thành. Tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con có bộ NST kép bằng 1/2 bộ NST của TB mẹ |
+ Giảm phân 2:
Các giai đoạn |
Diễn biến cơ bản |
Trung gian |
Diển ra rất nhanh - Màng nhân và nhân con tiêu biến. - NST tháo xoắn thành dạng sợi mảnh gồm 2 crômatit giống nhau và dính nhau ở tâm động - Trung tử nhân đôi |
Kì đầu2 |
- NST co ngắn - Thoi vô săc hình thành |
Kì giữa2 |
- NST co ngắn cực đại, đính vào sơi thoi vô sắc và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳg xích đạo của thoi phân bào |
Kì sau2 |
- Các NST kép tách nhau ra ở tâm động taọ thành 2 NST đơn, hình thành 2 nhóm NST tiến về 2 cực TB theo sọi vô sắc |
Kì cuối2 |
- Tại mỗi cực tế bào, các NST tháo xoắn. - Màng nhân và nhân con hình thành. Tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con (giao tử) có bộ NST đơn bằng 1/2 bộ NST của TB mẹ |
2. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến hóa:
* Giống nhau:
- Có sự nhân đôi ADN ở kỳ trung gian
- Trải qua các kỳ phân bào tương tự nhau
- Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kỳ đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi ở kỳ trung gian và thu gọn cấu trúc ở kỳ giữa.
- Ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân
- Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau:
NGUYÊN PHÂN |
GiẢM PHÂN |
- Xảy ra 1 lần phân bào gồm 5 kỳ |
- Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp: Lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân. |
- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 2 NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit |
- Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 1 cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit tạo thành 1 thể thống nhất |
- Ở kỳ trước không xảy ra trao đổi chéo gồm 2 crômatit cùng nguồn gốc |
- Ở kỳ trước I tại 1 cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, tạo nhóm gen liên kết mới |
- Tại kỳ giữa các NST tập trung thành từng NST kép |
- Tại kỳ giữa các NST tập trung thành từng căp NST tương đồng kép |
- Ở kỳ sau nguyên phân: có sự phân ly các crômatit trong từng NST kép về 2 cục tế bào |
- Ở kỳ sau I của GP : có sự phân ly các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng kép để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc NST |
- Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào có bộ NST lưỡng bội ổn định của loài |
- Kết quả qua 2 lần phân bào tạo ra các tế bào giao tử có bộ NST giảm đi một nửa khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng NST |
- Xảy ra trong Tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai |
- Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi đã kết thúc giai đoạn sinh trưởng |
B. Bài tập
Câu 1: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?
A. Tế bào hợp tử
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tất cả các phương án đưa ra
Hướng dẫn giải
Nguyên phân xảy ra ở cả tế bào hợp tử, sinh dưỡng và sinh dục sơ khai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:
A. Vi khuẩn và vi rút.
B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.
C. Giao tử.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Hướng dẫn giải
Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra quá trình nguyên phân?
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh giao tử
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Hướng dẫn giải
Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử có xảy ra quá trình nguyên phân còn tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân hình thành giao tử.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào động vật
D. Tế bào nấm
Hướng dẫn giải
Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?
A. 3 giai đoạn
B. 4 giai đoạn
C. 2 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Hướng dẫn giải
Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm
A. Một kỳ
B. Ba kỳ
C. Hai kỳ
D. Bốn kỳ
Hướng dẫn giải
Nguyên phân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.
B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.
Hướng dẫn giải
Trật tự các kỳ trong nguyên phân là: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Quá trình giảm phân xảy ra ở
A. Tế bào sinh dục chín
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Hợp tử.
D. Giao tử.
Hướng dẫn giải
Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chín, giảm phân tạo ra các giao tử.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của:
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào sinh dục chín.
C. Hợp tử.
D. A và C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của tế bào sinh dục chín.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dục chín
B. Giao tử
C. Tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào xôma
Hướng dẫn giải
Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì sau.
D. Tất cả các kì.
Hướng dẫn giải
Trong GP I các NST đều tồn tại ở trạng thái kép :
Kỳ đầu I : NST kép co xoắn
Kỳ giữa I: Các NST xếp 2 hàng ở MPXĐ
Kỳ sau I: Các cặp NST kép tách nhau về 2 cực của tế bào
Kỳ cuối I: Các NST kép giãn xoắn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG đúng đối với kì cuối I của giảm phân?
A. Có hai tế bào con
B. Các NST ở dạng sợi kép
C. Các tế bào con có số lượng NST bằng một nửa tế bào gốc
D. Không có trường hợp náo cả
Hướng dẫn giải
Các phát biểu A, B, C đều đúng trong kỳ cuối của giảm phân I
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
A. Kì giữa.
B. Kì sau.
C. Kì cuối.
D. Tất cả các kì trên.
Hướng dẫn giải
Trong GP II, NST kép tồn tại ở kỳ đầu và kỳ giữa, đến kỳ sau và kỳ cuối các NST đã tách thành các NST đơn.
Đáp án cần chọn là: A
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức so sánh cơ chế Nguyên phân và Giảm phân Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Protein Sinh học 10 có đáp án
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Cấu trúc và chức năng của Protein Sinh học 10
Chúc các em học tập tốt !