Bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ hay viết về hình ảnh những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Bên cạnh hình ảnh của binh đoàn Tây Tiến, cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng thơ mộng của vùngTây Bắc cũng được tác giả miêu tả hết sức đẹp. Với bố cục 3 phần: bài thơ Tây Tiến, soạn bài thơ Tây Tiến và văn mẫu bài thơ Tây Tiến, Học247 hi vọng sẽ giúp các em nắm được những kiến thức cần đạt về tiết học này.
1. Bài thơ Tây Tiến
1.1. Bài thơ Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
-- Phù Lưu Chanh, 1948
1.2. Video bài giảng Tây Tiến
Với thời lượng 2 giờ 54 phút, video bài giảng do cô Phan Thị Mỹ Huệ - GV tại Học247 trực tiếp giảng dạy sẽ giúp các em nắm được những nội dung trọng tâm của tác phẩm thông qua 3 phần: tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và phần tổng kết nội dung bài thơ.
2. Soạn bài Tây Tiến
2.1. Soạn bài tóm tắt
Với bố cục bài tổng hợp gồm 3 phần: Bài thơ Tây Tiến, soạn bài Tây Tiến và văn mẫu bài thơ Tây Tiến, Học247 sẽ giúp các em trả lời tóm tắt các câu hỏi trong SGK của 2 chương trình Ngữ văn cơ bản và nâng cao. Thông qua bài tổng học này, Học247 mong muốn cung cấp cho các em thêm những tư liệu tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài học tuần thứ 7 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 tập 1. Để nắm nội dung chi tiết bài soạn, các em tham khảo tại đây: Hướng dẫn soạn bài Tây Tiến tóm tắt.
2.2. Soạn bài chi tiết
Nhằm giúp các em có thể trả lời được những câu hỏi trong phần soạn bài và luyện tập, Học 247 đã biên soạn và tổng hợp nên phần soạn bài chi tiết bao gồm: các gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK. Thông qua các phần gợi ý trả lời câu hỏi này, các em sẽ nắm được những nội dung chính cần đạt khi học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Để nắm được những nội dung chi tiết, các em có thể tham khảo tại đây: Soạn bài Tây Tiến.
3. Văn mẫu bài thơ Tây Tiến
3.1. Phân tích bài thơ
Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được in trong tập Mây đầu ô. Bài thơ là nỗi lòng nhung nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ nhưng thơ mộng, trữ tình. Đó còn là nỗi nhớ con người của tác giả về những chiến sĩ tài hoa, dũng cảm của đoàn quân Tây Tiến và những người dân Tây Bắc giản dị và giàu lòng nhân ái. Bài thơ gồm 34 câu thơ và được chia thành bốn nội dung chính. Đây là hướng để các em có thể lập được dàn ý và viết một bài văn phân tích hoàn chỉnh. Để tham khảo thêm cách lập dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu viết về bài thơ Tây Tiến, các em có thể tham khảo tại đây: Phân tích bài thơ Tây Tiến.
3.2. Bức tranh thiên nhiên
Đề bài: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Là một con người tài hoa, Quang Dũng đã đưa vào trong bài thơ Tây Tiến một sự hòa điệu tuyệt vời giữa thơ – nhạc – họa. Bức tranh thiên miền Tây hiện lên sống động nhưng cũng đầy vẻ huyền bí ấy đã thu hút được mọi ánh nhìn của độc giả về phía nó. Dù cho bài thơ đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng những gì Quang Dũng phác họa nên vẫn không bị thời gian xóa mờ. Đây là những cảm nhận đầu tiên về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến. Để đi sâu vào phân tích, lập dàn ý và viết một bài văn đúng theo yêu cầu của đề bài, Học 247 đã giúp các em biên soạn đầy đủ tại đây: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên, mời các em cùng tham khảo để bài viết đạt được kết quả cao như mong muốn.
3.3. Vẻ đẹp con người
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kì chống Pháp nói riêng, từ lâu đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các thi sĩ viết về người lính với tất cả niềm kiêu hãnh và tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến đóng một vai trò hết sức đặc biệt. Vậy với dạng đề này, các em có thể tham khảo cách lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tại: Vẻ đẹp của hình tượng người lính.
3.4. Phân tích đoạn 3
Đề bài: Phân tích đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!
Là một trong những đoạn thơ hay viết về hiện thực cuộc chiến tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, hai khổ thơ cuối đã khắc họa được hình ảnh của những người chiến sĩ cách mạng hùng hồn mà đẹp đẽ biết bao. Vậy để lập được dàn ý chi tiết và viết bài văn cho đề bài này, các em cần có những kĩ năng và kiến thức nào? Nhằm mục đích giúp cho các em dễ dàng định hướng được cách làm dạng đề bài này, Học247 đã biên soạn và tổng hợp một bài tổng quát bao gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu. Các em có thể tham khảo thêm tại đây: Phân tích hai khổ thơ cuối.
3.5. Phân tích 14 câu thơ đầu
Đề bài: Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến là 14 câu thơ họa nên một bức tranh thiến nhiên núi rừng miền Tây Bắc hoang vu, hiểm trở nhưng kém phần nên thơ. Nổi bật lên trên thiên cảnh hùng vĩ ấy là những người chiến sĩ đang trên đường hành quân. Tuy vất vả, gian khổ khi phải vượt qua những đồi núi trùng trùng điệp điệp nhưng những càng trai trẻ ấy không cảm thấy vướng bận mà nét vui tươi, hóm hỉnh vẫn luôn hiện hữu trên khuôn mặt họ. Đây là những luận chính khi các em tiến hành lập dàn ý và viết văn. Để tham khảo chi tiết, các em có thể truy cập tại đây: 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến.
3.6. Dàn ý so sánh hai đoạn thơ
Đề bài: Lập dàn ý so sánh hai đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử và đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trong dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến- Quang Dũng)
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Với dạng đề so sánh hai đoạn thơ trong hai bài thơ của hai thi sĩ khác nhau, các em có thể tiến hành cách lập dàn ý theo hướng nêu ý khái quát, phân tích cảm nhận từng đoạn thơ, nêu ra nét tương đồng và dị biệt, cuối cùng là lí giải tại sao lạ có sự tương đồng và dị biết ấy. Đây là một trong những hướng giải quyết khi các em gặp dạng đề so sánh như thế này. Để tham khảo phần dàn ý chi tiết hơn, các em có thể truy cập vào trang Học 247 tại đây:
Bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ hay viết về hình ảnh những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt. Bên cạnh hình ảnh của binh đoàn Tây Tiến, cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng thơ mộng của vùngTây Bắc cũng được tác giả miêu tả hết sức đẹp. Với bố cục 3 phần: bài thơ Tây Tiến, soạn bài thơ Tây Tiến và văn mẫu bài thơ Tây Tiến, Học247 hi vọng sẽ giúp các em nắm được những kiến thức cần đạt về tiết học này.
Bên cạnh bài soạn, những bài văn mẫu, Học 247 còn cung cấp thêm cho các em một bài giảng tổng hợp về bài thơ Tây Tiến, các em có thể cùng tham khảo tại đây: Bài giảng Tây Tiến
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----