Mời các em cùng tham khảo Tài liệu ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 được hoc247 biên soạn và tổng hợp từ Trường THCS-THPT Sao Việt dưới đây. Tài liệu các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án chi tiết rõ ràng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.
TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 9 TRƯỜNG THCS – THPT SAO VIỆT
Câu 1: (biết) Oxit tác dịch bazơ và tác dụng được dụng được với dung với dung dịch axit là:
A. oxit bazơ B. oxit axit C. oxit lưỡng tính D. oxit trung tính
Câu 2: (biết) Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là :
A. MgO B. P2O5 C. K2O D. CaO
Câu 3: (hiểu) Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì
làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng ?
A. CaO B. CO2 C. CO D. NO
Câu 4: (biết) CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:
A. CaO tác dụng với oxy
B. CaO tác dụng với CO2
C. CaO dụng với nước
D. Cả B và C
Câu 5: (biết) CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO ?
A. Tác dụng với axit
B. Tác dụng với bazơ
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với muối
Câu 6: (vận dụng) Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng : CaO và P2O5
A. DD phenolphtalein
B. Giấy quỳ ẩm
C. DD axit clohiđric
D. A , B và C đều đúng
Câu 7: (biết) Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro ?
A. NaOH B. Fe C. CaO D. CO2
Câu 8: (biết) Tính chất hóa học nào không phải của axit
A.Tác dụng với kim loại
B.Tác dụng với muối;
C.Tác dụng với oxit axit
D.Tác dụng với oxit bazơ
Câu 9: (Hiểu) Giấy quỳ chuyển thành màu đỏ khi nhúng vào
A. Dung dịch H2CO3 ;
B. dd NaHCO3
C. DD Na2CO3
D. Dung dịch Ca(OH)2
Câu 10: (Vận dụng)Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam:
A. dd NaOH
B. DD Na2CO3
C.Dung dịch HCl
D.Dung dịch Ca(OH)2
Câu 11: (biết) Axit dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm , dược phẩm :
A. H2SO4 B. H2S C. HCl D. HNO3
Câu 12: (biết)Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:
A. Rót từng giọt nước vào axit B. Rót từng giọt axit vào nước
C. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc D. Cả 3 cách trên đều được
Câu 13: (biết) Dùng chất thử nào để phân biệt dung dịch axit sunfuric và muối sunfat ?
A. kẽm B. BaCl2 C. Giấy quỳ D.Cả A và C đều được
Câu 14: (vận dụng) Dùng cặp chất thử nào không nhận biết được dung dịch HCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch : HCl , H2SO4
A. Zn và BaCl2 B. Na và Zn C. BaCl2 và Na D. Al và AgNO3
Câu 15:(Biết) Dung dịch làm làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:
A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. K2SO4
Câu 16: (biết) Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây :
A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3
Câu 17: (hiểu) Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:
A. CO2 B.. O2 C. SO2 D. Cả A , B và C
Câu 18: (biết) Dùng để sản xuất xà phòng là bazơ :
A. NaOH B. Ca(OH)2 C. KOH D. Zn(OH)2
Câu 19: (Biết) Chất có thể được sử dụng để trung hòa axit là:
A. Al(OH)3 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Cả A , B và C
Câu 20: (hiểu) Dùng chất nào để phân biệt được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 ?
A. CO2 B. CaO C. HCl D.H2SO4
Câu 21: (vận dụng)Có 4 chất rắn: NaOH , Ba(OH)2 , KOH , Ca(OH)2 .Bằng cách nào để nhận biết Ca(OH)2 trong 4 chất đó?
A.Sử dụng giấy quỳ
B.Sử dụng phenolphtalein
C.Sử dụng nước
D.Sử dụng axit
Câu 22: (biết) Muối tác dụng với dung dịch NaOH tạo chất không tan có màu xanh lơ là:
A. BaCl2
B. AlCl3
C. CuSO4
D. ZnSO4
Câu 23: (biết) Muối tạo kết tủa trắng khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 là:
A. BaSO4 B. BaCl2 C. ZnCl2 D. ZnSO4
Câu 24: (biết) Cho mảnh nhôm vào trong dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng:
A.Có kim loại màu trắng xám bám ngoài mảnh nhôm B. Có KI màu xanh bám ngoài mảnh nhôm
C.Có kim loại màu đỏ bám ngoài mảnh nhôm D. Có sủi bọt khí
Câu 25: (hiểu) Cặp chất không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
A. NaCl và CuSO4
B. Na2CO3 và BaCl2
C. KNO3 và MgCl2
D. MgCl2 và BaCl2
Câu 26: (biết) Trong một m3 nước biển có chứa khối lượng các muối là khoảng :
A. 27kg MgCl2 , 1kgCaSO4 và 5kg NaCl
B. 1kgNaCl, 27 kg CaSO4 và 5 kg MgCl2
C. 27 kg CaSO4, 5 kg NaCl và 1 kg MgCl2
D 1 kg CaSO4, 27 kg NaCl và 5 kg MgCl2
Câu 27: (biết) Muối A là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là :
A. NaCl B.CaCO3 C. KNO3 D. MgSO4
Câu 28: (hiểu) Có thể sử dụng cách nào để làm sạch dung dịch muối KNO3 có lẫn tạp chất là KCl ?
A . Cô cạn rồi lọc bỏ KCl B . Chưng cất cho KCl bay hơi
C. Cho tác dụng với AgNO3 vùa đủ lọc rồi cô cạn D. Cả A , B và C đều dúng
Câu 29: (vận dụng) Chất thử để nhận biết dd NaCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch NaCl và KNO3 là :
A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D.Ag2CO3
Câu 30: (biết) Chất không dùng làm phân bón hóa học là :
A.CO(NH2)2 B. NH4NO3 C. HNO3 D. (NH4)2SO4
Câu 31: (biết) Căn cứ theo nguyên tố dinh dưỡng có trong phân (NH4)2HPO4 thì gọi tên loại phân này là:
A.Đạm và kali
B.Lân và đạm
C. Kali và lân
D.Đạm , lân và kali
Câu 32: (hiểu) Dùng Na2CO3 có thể nhận biết được loại phân nào sau đây qua hiện tượng kết tủa trắng?
A.KCl B.NH4NO3 C.Ca(H2PO4)2 D.CO(NH2)2
Câu 33: (vận dụng) Nếu sử dụng cùng một khối lượng để bón cho cây thì loại phân đạm nào có hiệu quả hơn vì hàm lượng N trong phân cao.
A.CO(NH2)2 B. NH4NO3 C.(NH4)2SO4 D.NH4Cl
Câu 34: (Biết) Cặp chất nào tiếp xúc với nhau mà không có phản ứng hóa học xảy ra ?
A. CaO và dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 và khí CO2
C. Dung dịch CuSO4 và Fe D. CaO và nước
Câu 35: (vận dụng) Sắt (II) oxit không tồn tại được trong:
A.Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch Na2SO4 C. Nước D. Dung dịch H2SO4
Câu 36: (vận dụng) Bằng phương pháp nào khẳng định được trong khí oxy có lẫn khí CO2 và khí SO2 ?
A.Cho khí oxy đi qua dung dịch KCl B. Cho khí oxy đi qua dung dịch Ca(OH)2
C. Cho khí oxy đi qua dung dịch HCl D. Cả 3 phương pháp trên đều đúng
Câu 37:(Biết) K.loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây:
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt C. Tính dẻo. D. Có ánh kim.
Câu 38:(Biết) Nhôm được dùng làm vật liệu ché tạo máy bay là do nhôm có
A. Nhiệt độ nóng chảy cao. B. Nhẹ và bền. C. Dẫn điện tốt. D. Có tính dẻo.
Câu 39: (biết) Trường hơp nào không có phản ứng hóa học khi cho dây sắt tiếp xúc với :
A.Khí oxy ở nhiệt độ cao
B.Khí clo ở nhiệt độ cao
C.Dung dịch NaOH
D.Dung dịch H2SO4
Câu 40: (hiểu) Ngâm dây kẽm trong dung dịch FeSO4 trong một thời gian, lấy dây kẽm ra rửa sạch đem cân lại thì khối lượng dây kẽm so với ban đầu là:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D.Có thể xảy ra cả 3 trường hợp a, b , hoặc c
Câu 41 :(vận dụng) Dung dịch nào được dùng để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt?
A.Dung dịch HCl
B. Dung dịch Ca(OH)2
C.Dung dịch NaOH
D. Dung dịch FeSO4
Câu 42: (biết) Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra ?
A. ZnSO4 B. Na2SO4 C. MgSO4 D. K2SO4
Câu 43: (hiểu) Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4 , dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch?
A.Al B.Fe C.Zn D.Cu
Câu 44: (vận dụng) Ngâm dây kẽm nặng 65gam trong dung dịch CuSO4 dư , phản ứng xong lấy dây kẽm ra đem rửa sạch, cân lại còn 48.75g. Khối lượng đồng được tạo thành là:
A.65g B.35g C.64g D.16g
Câu 45: (biết) Kim loại tác dụng được với tất cả các chất : HCl , CuCl2, NaOH , O2
A.Mg B.Ca C.Al D.Fe
Câu 46:(biết) Trong bột sắt có lẫn bột nhôm , để làm sạch bột sắt có thể đem ngâm trong dung dịch :
A.Dung dịch HCl
B.Dung dịch CuSO4
C.Dung dịch NaOH
D.Nước
Câu 47: (biết) Kim loại phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra chất khí:
A.Cu B.Al C.Ag D.Cả A, B , C
Câu 48: (hiểu) Cặp chất phản ứng được với AlCl3 là:
A.Zn và HCl
B.Fe và AgNO3
C.Mg và AgNO3
D.HCl và AgNO3
Câu 49: (biết) Sắt không phản ứng với:
A.Dung dịch HCl
B.Dung dịch H2SO4
C. H2SO4 đặc nóng
D. H2SO4 đặc nguội
Câu 50: (hiểu)Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt , bạc ,đồng vào dung dịch HCl , thấy có bọt khí thoát ra . Phản ứng xảy ra xong ,khối lượng kim loại không bị giảm là:
A.Sắt , Bạc , Đồng
B.Bạc , Đồng
C. Sắt , Đồng
D. Bạc , Sắt
Câu 51: (vận dụng) Nếu cho lần lượt 40g Ca , 24g Mg và 56g Fe vào dung dịch HCl dư thì có kim loại nào tạo nhiều khí hiđro hơn?
A.Caxid
B.Sắt
C. Magiê
D.Cả 3 kim loại phản ứng với HCl tạo lượng H2 bằng nhau
Câu 52: (biết) Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là:
A.Gang , sắt phế liệu
B. Quặng sắt
C. Cacbon , silic , mangan
D. Cả A ,B và C
Câu 53: (biết) Nguyên tắc sản xuất thép là :
A.Làm tăng hàm lượng C có trong gang
B. Làm giảm hàm lượng C có trong gang
C.Làm giảm hàm lượng các nguyên tố C , Si . Mn… có trong gang
D. Làm giảm hàm lượng của Fe có trong gang
Câu 54: (hiểu)Thổi khí oxy vào lò luyện thép , phản ứng hoá học không xảy ra là:
A. O2 + 2 Fe → 2FeO B. C + O2 → CO2
C. FeO + C → Fe + CO D.Fe + Mn → Fe + MnO
Câu 55: (vận dụng) Khối lượng C trong 1 tấn thép có thể có tối đa là :
A.18 kg B. 20 kg C. 52 kg D. Dưới 56 kg
Câu 56: (biết) Dụng cụ bằng sắt vùi lâu ngày trong đất bị huỷ có thể do :
A.Trong đất có oxy
B.Trong đất có axit
C.Trong đất có Muối
D.Cả 3 trường hợp trên
Câu 57: (biết) Phủ sơn lên bề mặt các đồ vật bằng kim loại là ngăn không cho kim loại tiếp xúc với
A.oxy
B.các oxit axit như : CO2, SO2..
C.Các muối có trong môi trường như: NaCl….
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 58: (biết) Sản phẩm được tạo ra của phi kim với chất nào là muối?
A.Kim loại B.Oxy C.Hiđro D.Phi kim khác
Câu 59: (biết) Hai phi kim tác dụng với nhau tạo sản phẩm không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là :
A.Hiđro và clo B.Lưu huỳnh và oxy C.Hiđro và oxy D.Photpho và oxy
Câu 60: (biết) Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim là căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với:
A.Nhiều kim loại và phi kim B.Nhiều kim loại và hiđro
C.Nhiều kim loại và oxy D.Nhiều kim loại và clo
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS-THPT Sao Việt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: