YOMEDIA

Soạn văn 12 Ai đã đặt tên cho dòng sông tóm tắt

 
NONE

Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với độc giả vẫn là những bài viết về Huế, trong đó có bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Với bài tùy bút này, Học 247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 12 Ai đã đặt tên cho dòng sông tóm tắt. Hi vọng với bài soạn này, các em sẽ có thêm tư liệu tham khảo khi soạn bài.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.
    • Phần 2: (Còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

2. Hướng dẫn soạn văn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?

  • Sông Hương ở thượng lưu được tác giả miêu tả như một dòng sông có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
    • Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”,...
    • Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm...
    • Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”,...

Câu 2: Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.

  • Đoạn tả sông Hương chảy về đổng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất trong ngòi bút tác giả là:
    • Liên tưởng phong phú
    • So sánh, nhân hóa hấp dẫ, độc đáo
    • Vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
  • Hiệu quả: góp phần bộc lộ tình yêu của tác giả đối với dòng sông và làm cho hình ảnh dòng sông hiện lên rõ nét, chân thực và đẹp đẽ.

Câu 3: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông?

  • Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu.

Câu 4: Tác giả tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.

  • Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ lịch sử:
    • Tên của dòng sông được ghi trong cuốn "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi
    • Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của xứ Huế, của đất nước:
      • Là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời Đại Việt.
      • Thế kỉ XVIII, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ.
      • Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, "nó sống hết lịch sử bi tráng của thể kỉ XIX".
      • Nó đi vào thời đại của cuộc cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
      • Nó chứng kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân năm 1968.
  • Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa:
    • Tác giả cho rằng đó là một dòng thi ca về sông hương, đó là một dòng sông không bao giờ lặp lại mình.
    • Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế.

Câu 5: Qua đoạn trích, anh (chị) có nhận xét gì về nét riêng trong phong cách của tác giả?

  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...
  • Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Ai đã đặt tên cho dòng sông tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ai đã đặt tên cho dòng sông.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON