Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của làng quê, bởi trong các sáng tác của ông đa số đều là cảnh thiên nhiên và con người dân dã. Bài thơ Xuân về là một trong số đó với khung cảnh mùa xuân sức bình dị mang đậm hình ảnh của miền Bắc. Bài soạn Xuân về - Nguyễn Bính tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Từ đó hiểu hơn về phong cách sáng tác của Nguyễn Bính. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Bài thơ là bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.
1.2. Nghệ thuật
- Từ ngữ gợi tả gợi cảm
- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi
2. Soạn bài Xuân về - Nguyễn Bính
Câu 1: Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ.
Trả lời:
Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ:
- Lá nõn, ngành non
- Người dân nghỉ việc đồng.
- Lúa thì con gái.
- Hoa bưởi, hoa cam rụng.
- Các cô, các bà trẩy hội chùa.
Câu 2: Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.
Trả lời:
Tôi thích nhất là hình ảnh lúa thì con gái. Lúa lúc này giống như một cô gái mới lớn, tràn đầy sức sống, xuân thì. Con gái là danh từ đã trở thành tính từ để làm rõ tính chất của lúa: còn non, còn xanh, rất mượt, rất đẹp.
Câu 3: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng trữ tình, thể hiện cảm xúc, sự say đắm với khung cảnh mùa xuân.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm