YOMEDIA

Soạn bài Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

 
NONE

Trên Trái Đất có vô số loài sinh vật, mỗi loài có những đặc trưng khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại đấu tranh và tiến hóa tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái. Bài soạn Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về văn bản. Đồng thời, rút ra được bài học và hành động cụ thể để bảo vệ các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Văn bản Sự sống và cái chết nhằm cung cấp thông tin về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Qua đó rút ra bài học về ý thức bảo vệ Trái đất trước tình trạng môi trường và các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.

1.2. Nghệ thuật

- Thông tin cụ thể, xác thực

- Ngôn từ khoa học chính xác

- Văn phong giản dị mà trong sáng và đầy chất thơ

2. Soạn bài Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?

Trả lời:

Học sinh tự nêu những vấn đề mình thắc mắc khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất.

Gợi ý: có thể là những vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của sự sống, sự hình thành các sinh vật trong tự nhiên,…

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn thứ nhất.

Trả lời:

Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là về sự sống trên Trái Đất, sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Câu 2: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” vượt thời gian có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.

Câu 3: Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) và tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…

- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.

Câu 4: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:

- Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.

- Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật.

- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.

Câu 2: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Trả lời:

Những thông tin chính trong văn bản là:

- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.

- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.

- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.

- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.

Câu 3: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Trả lời:

Sơ đồ tóm tắt quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất

Câu 4: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.

- Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.

=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.

Câu 5: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Trả lời:

- Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.

- Những thông điệp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay, trong môi trường tự nhiên; các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.

Câu 6: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?

Trả lời:

- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …

- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.

Câu 7: Có thể đổi nhan đề văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Thử xác định lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết?

Trả lời:

- Có thể đổi nhan đề văn bản Sự sống và cái chết thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.

- Lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết là vì nhan đề này ngắn gọn và nó cũng bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Câu 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

Trả lời:

Tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân tôi về cuộc sống là nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON