Dưới đây là phần hướng dẫn soạn các câu hỏi bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học tóm tắt được HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em nắm cách viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm văn học cụ thể. Đồng thời, bài giảng Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - KNTT sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Đặt vấn đề
- Bạn đã từng nhiều lần viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, trong đó có tác phẩm truyện, cho phép bạn phát biểu cảm nhận chung về tác phẩm hay đi vào phân tích một số yếu tố nổi bật nào đó của nó.
- Bạn cũng có thể trình bày nhận xét, đánh giá về giá trị của tác phẩm khi xem xét nó trong những tương quan khác nhau.
- Với bài học này, bạn sẽ tập trung tìm hiểu chủ đề của một tác phẩm truyện và mối quan hệ giữa chủ đề đó với các nhân vật được xây dựng trong tác phẩm.
1.2. Các yêu cầu khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm.
- Nêu được nét riêng về chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm (chủ đề đã chi phối sự lựa chọn, miêu tả nhân vật như thế nào, nhân vật đã phát triển và khơi sâu chủ đề ra sao,...).
- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhân vật.
- Phát biểu được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.
2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Câu 1: Chủ đề của Chữ người tử tù đã được tác giả bài viết khái quát qua những câu nào?
Trả lời:
Chủ đề của Chữ người tử từ được tác giả khái quát qua những câu:
- Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, viên quản ngục và viên thơ lại- những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí.
- Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng cũng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
- Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám.
Câu 2: Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả đã chọn cách dẫn dắt như thế nào?
Trả lời:
Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả đã chọn cách dẫn dắt gián tiếp vô cùng khéo léo.
- Tác giả đã giới thiệu khái quát về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân, từ đó định hướng nhìn nhận vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, và sau đó mới khái quát chủ đề của câu chuyện.
- Người viết đã khẳng định sự nhìn nhận sự chi phối của chủ đề với nhân vật, và rút ra kết luận là khẳng định lại ý nghĩa của chủ đề.
Câu 3: Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định như thế nào qua bài viết?
Trả lời:
Ý nghĩa của chủ đề và nhận vật được tác giả khẳng định là vô cùng quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm và được thể hiện qua câu văn:
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện hơn. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sáng trong hơn, Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:
- Soạn bài chi tiết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- Bài giảng Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm