YOMEDIA
NONE

Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước đã có vô số loài tạo nên sự đa dạng sinh học. Chúng luôn phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này, mời các em cùng tham khảo bài học Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Từ đó, có thể rút ra bài học và hành động cụ thể để góp phần bảo vệ sinh vật trên Trái Đất, bảo vệ chính sự sống của con người. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trịnh Xuân Thuận

a. Tiểu sử

- Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948, là nhà vật lí học thiên văn người Mỹ gốc Việt, hiện đang là giáo sư của Đại học Vơ-gin-ni-a.

- Ông đồng thời là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động vì môi trường và hoà bình. 

Tác giả Trịnh Xuân Thuận

b. Sự nghiệp sáng tác

Những cuốn sách nổi tiếng về thiên văn học của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới như Số phận của vũ trụ: Bích Beng và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hoà (1998), Những con đường của ánh sáng (2007), Vũ trụ và hoa sen (2011),...

Một trong những cuốn sách đầu tay của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Số phận của vũ trụ: Big Bang và sau đó

1.1.2. Tác phẩm Sự sống và cái chết

a. Đặc trưng của văn bản thông tin

- Văn bản thông tin là loại văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

- Có nhiều loại văn bản thông tin khác nhau như: báo cáo, bản tin, thông báo, thư từ, diễn văn, tiểu luận, hướng dẫn,...

- Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, văn bản thông tin thường dẫn tên người, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực, có thể kiểm chứng được. Ngôn ngữ trong văn bản thông tin sáng rõ, đơn nghĩa.

- Việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần giúp cho người đọc dễ tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

- Để tăng thêm hiệu quả tác động đối với người đọc, đôi khi văn bản thông tin lồng ghép việc cung cấp thông tin với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. 

b. Xuất xứ văn bản Sự sống và cái chết

Văn bản Sự sống và cái chết được trích trong cuốn Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, một cuốn từ điền đặc biệt không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp các thông tin khoa học về vũ trụ, mà còn giúp người đọc khám phá vẻ đẹp kì diệu của sự sống, suy ngẫm về nguồn gốc và vị trí của con người trong vũ trụ, phát hiện ra mối quan hệ giữa khoa học và cái đẹp, khoa học và thi ca. 

Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao - Trịnh Xuân Thuận (NXB Tri thức)

c. Tóm tắt văn bản

Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất. Trên Trái Đất có hàng ngàn, hàng vạn loài sinh vật, chúng đa dạng và phong phú gồm các loài sinh vật và các vật vô sinh. Mọi vật đều xuất hiện từ rất lâu và chúng luôn phải đấu tranh để sinh tồn, các loài sinh vật phải đấu tranh sống để tránh sự tuyệt chủng còn các vật vô sinh là các hạt, các nguyên tử thì không cần phải đấu tranh sinh tồn. Mọi vật trên Trái Đất có lịch sử hình thành lâu đời, chúng sống ở cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, luôn đấu tranh sinh tồn để bảo vệ bản thân.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Những thông tin chính

- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.

- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.

- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.

- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.

1.2.2. Quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất

Sơ đồ tóm tắt quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất

1.2.3. Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”

- Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.

- Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.

=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản Sự sống và cái chết nhằm cung cấp thông tin về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Qua đó rút ra bài học về ý thức bảo vệ Trái đất trước tình trạng môi trường và các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thông tin cụ thể, xác thực

- Ngôn từ khoa học chính xác

- Văn phong giản dị mà trong sáng và đầy chất thơ

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng về chủ đề chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận SGK Ngữ văn 10 Kết Nối Tri Thức 

- Chú ý nội dung động vật quý hiếm đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng ở phần 4

- Tham khảo tài liệu sách báo, internet về tình trạng động vật quý hiếm thế giới và nước ta

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, sự đa dạng về số loài động vật trên thế giới đã không còn như trước. Rất nhiều nước trên thế giới đã bắt và săn bắc động vật quý hiếm nì lợi ích cá nhân. Hậu quả để lại sau này sẽ rất nghiêm trọng. Thế nên chúng ta cần phải chung tay góp sức bảo vệ các loài động vật. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái.

Lời kết

- Học xong bài Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận, các em cần:

+ Phân tích những thông tin bảo vệ Trái Đất và động thực vật quý hiếm

+ Rút ra bài học và hành động cụ thể để bảo vệ sự sống trên Trái Đất

Soạn bài Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận đã cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về sinh vật trên Trái Đất và sự đe dọa của con người đến hệ sinh thái hiện nay. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận Ngữ văn 10 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Sự sống và cái chết - Trịnh Xuân Thuận

Tác phẩm Sự sống và cái chết của tác giả Trịnh Xuân Thuận đã mở ra những trag kiến thức bổ ích về trái Đất và hệ sinh thái, từ đó, thôi thúc con người phải có trách nhiệm và những biện pháp cụ thể để ngăn chặn cái chết hàng loạt của sinh vật. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

------------------(Đang cập nhật)----------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF