YOMEDIA

Phương pháp Xác định số lần bơm khí trong quá trình đẳng nhiệt môn Vật Lý 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Phương pháp Xác định số lần bơm khí trong quá trình đẳng nhiệt để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức môn Vật Lý 10, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

ADSENSE

XÁC ĐỊNH SỐ LẦN BƠM KHÍ TRONG QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Gọi n là số lần bơm,\({{V}_{0}}\) là thể tích mỗi lần bơm

- Xác định các điều kiện trạng thái ban đầu

- Xác định các điều kiện trạng thái lúc sau

- Theo quá trình đẳng nhiệt ta có

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Một học sinh đi xe đạp bị hết hơi trong săm xe, học sinh đó mượn bơm để bơm xe. Sau 10 lần bơm thì diện tích tiếp xúc của lốp xe và mặt đất là \({{S}_{1}}=30c{{m}^{2}}\). Hỏi sau bao nhiêu lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc là \({{S}_{2}}=20c{{m}^{2}}\). Biết rằng trọng lực của xe cân bằng với áp lực của không khí trong vỏ xe, thể tích mỗi lần bơm là như nhau và nhiệt độ trong quá trình bơm là không đổi.

Giải:

Gọi F là trọng lượng của xe, V0 là thể tích mỗi lần bơm,V thể tích săm xe

Ta có trong lần bơm đầu tiên:

\({{n}_{1}}=10\)lần \(F={{p}_{1}}{{S}_{1}}\)

Trong lần bơm sau:

\({{n}_{2}}\)lần \(F={{p}_{2}}{{S}_{2}}\) 

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{S_2^{}}}{{{S_1}}}\begin{array}{*{20}{c}}
{}&{\left( 1 \right)}
\end{array}\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left( {{n_1}{V_0}} \right).{p_0} = {p_1}V\\
\left( {{n_2}{V_0}} \right).{p_0} = {p_2}V
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}}\begin{array}{*{20}{c}}
{}&{\left( 2 \right)}
\end{array}
\end{array}\)

Từ (1) và (2) ta có \(\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{S}_{2}}}{{{S}_{1}}}\Rightarrow {{n}_{2}}=\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}.{{n}_{1}}=\frac{30}{20}.10=15\) ( lần )

Vậy số lần phải bơm thêm là \(\Delta n=15-10=5\) ( lần )

3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1:

Người ta dùng bơm để nén khí vào một bánh xe đạp sau 30 lần bơm diện tích tiếp xúc với mặt đất phẳng là 60cm3. Vậy sau 20 lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc sẽ là bao nhiêu? Cho rằng thể tích săm xe không đổi, lượng khí mỗi lần bơm là như nhau. Cho rằng nhiệt độ không đổi.

Câu 2:

Một học sinh dùng bơm tay để bơm không khí vào một quả bóng cao su có thể tích là 3 lít, với áp suất không khí là 105N/m2. Xung quanh của bơm có chiều cao là 42 cm, đường kính xy lanh là 5 cm. Hỏi học sinh đó phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bong có áp suất 5.105N/m2, biết trong quá trình bơm nhiệt độ không thay đổi. Trong hai trường hợp sau.

a. Trước khi bơm trong quả bóng không có không khí.

b. Trước khi bơm trong quả bóng đã có không khí có áp suất 105N/m2.

Câu 3:

Cho một bơm tay có diện tích \(10c{{m}^{2}}\), chiều dài bơm 30cm dùng để đưa không khí vào quả bóng có thể tích là 3 lít. Phải bơm bao nhiêu lần để áp suất của quả bóng tăng gấp 4 lần áp suất khí quyển. Ban đầu quả bóng mới không có không khí , coi nhiệt độ trong quá trình bơm là không thay đổi.

4. HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1:

V0 thể tích mỗi lần bơm, p­0 là áp suất khí quyển, V là thể tích săm xe ,trọng lượng phần xe đạp tác dụng lên bánh xe đang bơm là F

Ta có:\(F={{p}_{1}}.60={{p}_{2}}.S\)

Với p1 và p2 là áp suất đầu và sau khi bơm tiêm, S là diện tích tiếp xúc sau khi bơm thêm 20 lần.

Vậy \(S=60.\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}\)    (1)

Theo định luật Bôi lơ – Ma ri ốt

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
30{v_0}{p_0} = v{p_1}\\
50{v_0}{p_0} = v{p_2}
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \frac{{30}}{{50}} = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{3}{5}
\end{array}\)  (2)

Thay (2) vào (1) ta có: \(S=\frac{3}{5}60=36c{{m}^{2}}\)

Câu 2:

Gọi \({{V}_{0}},{{p}_{0}}\) là thể tích và áp suất mỗi lần bơm

Thể tích mỗi lần bơm là

\({{V}_{0}}=h.S=h.\frac{\pi .{{d}^{2}}}{4}=42.\frac{{{3,14.5}^{2}}}{4}=824,25\left( c{{m}^{3}} \right)\)

Khi nén vào bóng có thể tích V có áp suất

p1\(\Rightarrow \left( n.{{V}_{0}} \right).{{p}_{0}}={{p}_{1}}.V\)

a. Trước khi bơm trong quả bóng không có không khí

\({{p}_{1}}=p={{5.10}^{5}}\left( N/{{m}^{2}} \right)\)

\(\Rightarrow n=\frac{{{p}_{1}}.V}{{{p}_{0}}.{{V}_{0}}}=\frac{{{5.10}^{5}}.3}{{{10}^{5}}{{.824,25.10}^{-3}}}\approx 18\) ( lần )

b. Trước khi bơm trong quả bóng đã có không khí có áp suất 105N/m2

 \(p={{p}_{1}}+{{p}_{0}}\Rightarrow {{p}_{1}}=p-{{p}_{0}}={{5.10}^{5}}-{{10}^{5}}={{4.10}^{5}}\left( N/{{m}^{2}} \right)\)

\(\Rightarrow n=\frac{{{p}_{1}}.V}{{{p}_{0}}.{{V}_{0}}}=\frac{{{4.10}^{5}}.3}{{{10}^{5}}{{.824,25.10}^{-3}}}\approx 15\) ( lần )

Câu 3:

Gọi V0 là thể tích mỗi lần bơm

\({{V}_{0}}=S.h=10.30=300\left( c{{m}^{3}} \right)=0,3\left( \ell  \right)\)

Mà p = 4p0 

Ta có:

\(\left( n{{V}_{0}} \right).{{p}_{0}}=p.V\Rightarrow n=\frac{p.V}{{{p}_{0}}.{{V}_{0}}}=\frac{4.3}{0,3}=40\) ( lần )

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Phương pháp Xác định số lần bơm khí trong quá trình đẳng nhiệt môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF