Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Trọng lực môn Vật Lý 6 năm 2021 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với phần phương pháp, ví dụ và bài tập để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.
PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ TRỌNG LỰC
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách xác định phương và chiều của trọng lực:
Giả sử có một quả cân, ta có thể xác định phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cân đó theo hai cách như sau:
Cách 1: Treo quả cân lên một sợi dây mềm (dây dọi), ta có phương của trọng lực trùng với phương của dây dọi (chính là phương thẳng đứng). Hai lực tác dụng lên vật khi đó là trọng lực và lực kéo của sợi dây. Hai lực đó cân bằng nhau, lực kéo có chiều từ dưới lên nên trọng lực có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.
Cách 2: Thả quả cân ở một độ cao nào đó, ta thấy quả cân rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng. Khi đó quả cân chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Vậy trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất.
Chú ý:
Công thức liên hệ giữa khối lượng vật m (kg); trọng lực tác dụng lên vật P (N); thể tích vật V (m3); khối lượng riêng của vật D (kg/m3); trọng lượng riêng của vật d (N/m3):
\(\begin{align} & P=10m \\ & m=D.V \\ & d=10.D \\ \end{align}\)
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Một lít dầu có khối lượng 800g. Nếu 1 lượng dầu có trọng lượng 1200N sẽ đong được bao nhiêu lít dầu?
Hướng dẫn
Tóm tắt:
\(\begin{align} & {{V}_{1}}=1lit=0,001{{m}^{3}} \\ & {{m}_{1}}=800g=0,8kg \\ & P=1200N \\ & \overline{{{V}_{2}}=?lit} \\ \end{align}\)
Giải:
Khối lượng riêng của dầu là:
\(D=\frac{m}{V}=\frac{0,8}{0,001}=800\left( kg \right)\)
Khối lượng của dầu (cần tính thể tích) là:
\({{m}_{2}}=\frac{P}{10}=\frac{1200}{10}=120\left( kg \right)\)
Vì cùng là dầu như nhau nên có cùng khối lượng riêng, hay:
\(\begin{align} & D=\frac{{{m}_{2}}}{{{V}_{2}}} \\ & \Leftrightarrow 800=\frac{120}{{{V}_{2}}} \\ & \Leftrightarrow {{V}_{2}}=0,15\left( {{m}^{3}} \right)=150\left( lit \right) \\ \end{align}\)
Vậy 1 lượng dầu có trọng lượng 1200N sẽ đong được 150 lít.
Bài 2: Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng
B. Khối sắt
C. Khối nhôm
D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Hướng dẫn giải:
Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án D
Bài 3: Một khối sắt có khối lượng 390kg và một khối đá có khối lượng là 3,9 tạ.
a/ So sánh khối lượng và thể tích của hai khối trên? Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.
b/ Nếu khối sắt và khối đá đó có cùng thể tích là 2 m3 thì khối nào có khối lượng lớn hơn?
Hướng dẫn giải:
Khối lượng của đá nếu cùng thể tích là 2m3:
\({{m}_{da2}}={{D}_{da2}}.{{V}_{da2}}=2600.2=5200\left( kg \right)\)
Vậy khối lượng của khối sắt lớn hơn khối lượng của khối đá (15600kg > 5200kg)
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 2: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì
A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn
B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn
C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau
D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau
Câu 3: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng.
C. Trọng lực.
D. B và C.
Câu 4: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng.
B. Khối sắt.
C. Khối nhôm.
D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 5: Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?
A. Khối lượng 400g
B. Trọng lượng 400N
C. Chiều cao 400mm
D. Vòng ngực 400cm
Câu 6: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
A. Trái Đất
B. Mặt trăng
C. Mặt trời
D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 7: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 2N. B. 20N. C. 0,2N. D. 200N.
Câu 8: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 9: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:
A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.
C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.
D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
3 |
B |
5 |
D |
7 |
D |
9 |
C |
2 |
D |
4 |
D |
6 |
A |
8 |
C |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Trọng lực môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!