Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập trong tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo khối lượng – Đơn vị đo khối lượng môn Vật Lý 6. Mời các em cùng tham khảo!
PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ
CÁCH ĐO KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
a. Cách đo độ dài
Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:
- Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.
- Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.
- Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
b. Đơn vị đo độ dài
Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.
Ngoài ra còn dùng:
Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml
B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg
Hướng dẫn giải:
- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.
- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc
- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.
- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng
⇒ Đáp án D
Bài 2 :
1, Một khối đá có thể tích 5000 dm3
a, Tính khối lượng của đá?
b, Tính trọng lượng của khối đá?
c, Tính trọng lượng riêng của khối đá?
2, Viết công thức giữa trọng lượng và khối lượng.Tính trọng lượng của 600 g đường. Cho biết trọng lực tác dụng lên 600 g đường có cường độ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
1:
a) Ta có: Da = 2600kg/m3; 5000dm3=5m3
=> Khối lượng của khối đá là:
m=D.V=2600.5=13000(kg)
b)Trọng lượng khối đá là:
P=10m=13000.10=130000(N)
c)Trọng lượng riêng của khối đá là:
d=10D=10.2600=26000(N/m3)
2: P=10m
Ta có 600g=0.6kg
=> Trọng lượng của 0,6kg đường là:
P=10m=0,6.10=6(N)
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2 tạ = …yến |
b) 9 tạ = …kg |
c) 5000g = ...kg |
d) 23kg = ... tấn |
e) 8 tấn 8kg = ...kg |
g) 728kg = … tạ …kg |
Hướng dẫn giải:
a) Vì 1 tạ = 10 yến nên 2 tạ = 10 yến x 2 = 20 yến. Vậy 2 tạ = 20 yến
b) Vì 1 tạ = 100kg nên 9 tạ = 100kg x 9 = 900kg. Vậy 9 tạ = 900kg
c) Vì 1kg = 1000g nên 5kg = 1000g x 5 = 5000g. Vậy 5000g = 5kg
d) Vì 1 tấn = 1000kg nên 1kg = tấn. Vậy 23kg = tấn
e) 8 tấn 8kg = 8 tấn + 8kg = 8000kg + 8kg = 8008kg. Vậy 8 tấn 8kg = 8008kg
g) 728kg = 700kg + 28kg = 7 tạ + 28kg = 7 tạ 28kg. Vậy 728kg = 7 tạ 28kg
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml). Số liệu đó chỉ
A. Thế tích của cả chai nước
B. Thể tích của nước trong chai
C. Khối lượng của cả chai nước
D. Khối lượng của nước trong chai
Câu 2: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T như hình vẽ. Số 5T có ý nghĩa gì?
A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.
C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn không được đi qua cầu.
D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ không được đi qua cầu.
Câu 3: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiếu thực tế để xem ờ chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?
A. mg. B. cg. C. g. D. kg.
Câu 4: ĐCNN của cân Rô béc van là:
A. Khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. Khối lượng của quả cân lớn nhất có trong hộp.
C. Tổng khối lượng các quả cân có trong hộp
D. Hiệu khối lượng của quả cân lớn nhất và quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
Câu 5: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ
A. Thể tích của cả hộp thịt.
B. Thể tích của thịt trong hộp.
C. Khối lượng của cả hộp thịt.
D. Khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 6: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt.
B. Thể tích của hộp mứt.
C. Khối lượng của hộp mứt.
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Câu 7: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì?
A. Thước.
B. Bình chia độ.
C. Cân.
D. Ca đong.
Câu 8: Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu?
A. Vài gam.
B. Vài trăm gam.
C. Vài ki-lô-gam.
D. Vài chục ki-lô-gam.
Câu 9: Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ đế cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng
A. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
B. Giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
C. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa.
D. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.
Câu 10: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là:
A. tấn (kí hiệu: t)
B. miliam (kí hiệu: mg)
C. kílôgam (kí hiệu: kg)
D. gam (kí hiệu: g)
Câu 11: GHĐ của cân Rô béc van là:
A. Khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
B. Khối lượng của một quả cân lớn nhất có trong hộp.
C. Tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.
D. Tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.
ĐÁP ÁN
1 |
B |
3 |
A |
5 |
D |
7 |
C |
9 |
C |
11 |
C |
2 |
B |
4 |
A |
6 |
C |
8 |
C |
10 |
C |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Cách đo khối lượng – Đơn vị đo khối lượng môn Vật Lý 6 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!