Phương pháp tìm khoảng cách từ một đường thẳng đến một mặt phẳng song song với nó được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Toán 12. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Phương pháp
Cho đường thẳng d // (P); để tính khoảng cách giữa d và (P) ta thực hiện các bước:
+ Bước 1: Chọn một điểm A trên d, sao cho khoảng cách từ A đến (P) có thể được xác định dễ nhất.
+ Bước 2: Kết luận: d(d; (P)) = d(A; (P)).
Ví dụ: Cho lăng trụ tam giác \(ABC.{{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}\) có tất cả các cạnh bằng a, góc tạo bởi cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng 300. Hình chiếu H của điểm A lên mặt phẳng \(\left( {{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}} \right)\) thuộc đường thẳng B1C1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AA1 và BC1 theo a là:
A. \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
B. \(\frac{a\sqrt{3}}{4}\)
C. \(\frac{2a}{\sqrt{3}}\)
D. \(\frac{4a}{\sqrt{3}}\)
Hướng dẫn giải:
Do \(AH\bot \left( {{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}} \right)\) nên góc \(A{{A}_{1}}H\) là góc giữa AA1 và \(\left( {{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}} \right)\) theo giả thiết thì góc AA1H bằng 300.
Xét tam giác vuông \(AH{{A}_{1}}\) có \(A{{A}_{1}}=a,A{{A}_{1}}H={{30}^{0}}\Rightarrow AH=\frac{a}{2}\)
Xét \(AH{{A}_{1}}\) có \(A{{A}_{1}}=a\) góc \(A{{A}_{1}}H={{30}^{0}}\Rightarrow {{A}_{1}}H=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
Do A1B1C1 đều cạnh a, H thuộc B1C1 và \({{A}_{1}}H=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
Suy ra A1H vuông góc B1C1, \(AH\bot {{B}_{1}}{{C}_{1}}\) nên \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\bot \left( A{{A}_{1}}H \right)\)
HK chính là khoảng cách giữa AA1 và B1C1 . Ta có\(A{{A}_{1}}.HK={{A}_{1}}H.AH\Rightarrow HK=\frac{{{A}_{1}}H.AH}{A{{A}_{1}}}=\frac{a\sqrt{3}}{4}\)
Chọn đáp án A.
2. Bài tập
Câu 1: Lăng trụ đứng \(ABCA'B'C'\) đáy tam giác vuông cân tại B, cạnh bên \(CC'=a\sqrt{3}\). Biết thể tích khối trụ bằng \(2\sqrt{3}{{a}^{3}}\). Khoảng cách hai đường thẳng AB và CC’ bằng
A. \(a\sqrt{2}\)
B. 2a
C. \(\sqrt{3}a\)
D. \(2\sqrt{3}a\)
Hướng dẫn giải:
Ta có \(BC\bot AB,BC\bot CC'\) nên \(d\left( AB;CC' \right)=BC\)
Vì \(\Delta ABC\) vuông cân ở B nên
\(2\sqrt{3}{{a}^{3}}={{V}_{ABCA'B'C'}}=\frac{1}{2}AB.BC.CC'=\frac{1}{2}B{{C}^{2}}.a\sqrt{3}\)
\(\Rightarrow B{{C}^{2}}=4{{a}^{2}}\Rightarrow BC=2a\)
\(\Rightarrow d\left( AB;CC' \right)=2a\)
Chọn đáp án B.
Câu 2: Cho lăng trụ đứng \(ABC.ABC\) có đáy ABC là tam giác vuông tại B với \(AB=4a,BC=3\text{a},AC=5\text{a}\), cạnh bên \(BB'=9\text{a}\). Gọi M là điểm thuộc BB’ sao cho BB' = 3B'M. Khoảng cách giữa B’C và AM là
A. \(\frac{12\text{a}}{7}\)
B. \(\frac{6\text{a}}{7}\)
C. \(\frac{10\text{a}}{7}\)
D. \(\frac{a}{7}\)
Hướng dẫn giải:
Trong mặt phẳng BCB’, vẽ \(MN\text{ }//\text{ }BC\) ( N thuộc BC)
\(=>BC//\left( AMN \right)\) \(=>d\left( BC,AM \right)=d\left( BC,\left( AMN \right) \right)\)
\(=d\left( B,\left( AMN \right) \right)=\frac{1}{2}d\left( B,\left( AMN \right) \right)\)=\(\frac{1}{2}h\)
Để đơn giản ta coi a=1
\(\frac{1}{{{h}^{2}}}=\frac{1}{A{{B}^{2}}}+\frac{1}{B{{N}^{2}}}=\frac{1}{{{4}^{2}}}+(\frac{1}{{{2}^{2}}}+\frac{1}{{{6}^{2}}})=>h=\sqrt{\frac{1}{\frac{1}{{{4}^{2}}}+\frac{1}{{{2}^{2}}}+\frac{1}{{{6}^{2}}}}}=\frac{12}{7}\)\(=>\text{ }d\left( BC,AM \right)=\frac{6}{7}a\)
Chọn đáp án B.
Câu 3: Cho hình chóp S.ABC có AS, AB, AC đôi một vuông góc với nhau, \(AB=a,AC=a\sqrt{2}\). Tính khoảng cách d từ đường thẳng SA đến BC.
A. \(d=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
B. \(d=a\)
C. \(d=a\sqrt{2}\)
D. \(d=\frac{a\sqrt{6}}{3}\)
Hướng dẫn giải:
Trong tam giác ABC kẻ \(AH\bot BC,H\in BC\)
Dễ dàng chứng minh được \(AH\bot SA\)
Vậy \({{d}_{\left( SA,BC \right)}}=AH=\sqrt{\frac{A{{B}^{2}}.A{{C}^{2}}}{A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}\)
Chọn đáp án D.
Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 450. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SB, AC.
A. \(\frac{a}{\sqrt{5}}\)
B. \(\frac{a\sqrt{2}}{\sqrt{5}}\)
C. \(\frac{a\sqrt{3}}{\sqrt{5}}\)
D. \(\frac{a\sqrt{2}}{\sqrt{7}}\)
Hướng dẫn giải:
(SBC) chứa SC và song song với AD. Đường thẳng qua O vuông góc với BC cắt BC, AD lần lượt tại E, F. Vì O là trung điểm của È nên ta có:
d(AD,SC) = d(F, (SBC)) = 2d(O, (SBC)). Kẻ OH vuông góc với SE tại H (1)
\(BC\bot EF,BC\bot SO\Rightarrow BC\bot \left( SEF \right)\Rightarrow BC\bot OH\begin{matrix} {} & \left( 2 \right) \\ \end{matrix}\)
Từ (1) (2) và BC cắt SE \(\Rightarrow OH\bot (SBC)\). Tam giác SOE vuông tại O nên ta có:
\(\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{S}^{2}}}+\frac{1}{O{{E}^{2}}}=\frac{1}{O{{S}^{2}}}+\frac{1}{O{{B}^{2}}}+\frac{1}{O{{C}^{2}}}=\frac{20}{3{{a}^{2}}}\)
\(\Rightarrow OH=\frac{a\sqrt{15}}{10}\Rightarrow d\left( AD;SC \right)=\frac{a\sqrt{15}}{5}.\) Gọi M sao cho ABMC là hình bình hành
Vẽ AH vuông góc với BM tại H, AK vuông góc SH tại K. Suy ra, AK vuông góc (SBM)
Ta có: \(\frac{1}{A{{K}^{2}}}=\frac{1}{S{{A}^{2}}}+\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{2{{a}^{2}}}+\frac{4}{2{{a}^{2}}}=\frac{5}{2{{a}^{2}}}\)
Vì AC song song (SMB) suy ra: \(d\left( AC,SB \right)=d\left( A;\left( SBM \right) \right)=AK=\frac{a\sqrt{2}}{\sqrt{5}}\)
Chọn đáp án B.
Câu 5: Cho lăng trụ tam giác \(ABC.{{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}\) có tất cả các cạnh bằng a, góc tại bởi cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng \({{30}^{0}}\). Hình chiếu H của điểm A trên mặt phẳng \(\left( {{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}} \right)\)thuộc đường thẳng \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A{{A}_{1}}\) và \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\) theo a bằng:
A. \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\)
B. \(\frac{a\sqrt{3}}{6}\)
C. \(\frac{a\sqrt{3}}{4}\)
D. \(a\sqrt{3}\)
Hướng dẫn giải:
Xét tam giác vuông \(AH{{A}_{1}}\) có \(A{{A}_{1}}=a,\widehat{A{{A}_{1}}H}={{30}^{0}}\Rightarrow {{A}_{1}}H=\frac{a\sqrt{3}}{2}\). Do tam giác \({{A}_{1}}{{B}_{1}}C\) là tam giác đều cạnh a, H thuộc \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\) và \({{A}_{1}}H=\frac{a\sqrt{3}}{2}\) nên \({{A}_{1}}H\) vuông góc với \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\). Mặt khác \(AH\bot {{B}_{1}}{{C}_{1}}\)nên \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\bot \left( A{{A}_{1}}H \right)\).
Kẻ đường cao HK của tam giác \(A{{A}_{1}}H\) thì HK chính là khoảng cách giữa \(A{{A}_{1}}\)và \({{B}_{1}}{{C}_{1}}\)
Ta có \(A{{A}_{1}}.HK={{A}_{1}}H.AH\Rightarrow HK=\frac{{{A}_{1}}H.AH}{A{{A}_{1}}}=\frac{a\sqrt{3}}{4}\)
Chọn đáp án C.
Câu 6: Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh \(a\) . Hình chiếu vuông góc của điểm A’ lên mặt phẳng (ABC) trùng với trọng tâm tam giác ABC. Biết thể tích của khối lăng trụ là \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA’ và BC.
A. \(\frac{3a}{2}\)
B. \(\frac{4a}{3}\)
C. \(\frac{3a}{4}\)
D. \(\frac{2a}{3}\)
Hướng dẫn giải:
Gọi M là trung điểm của BC , dựng \(MN\bot AA'\) tại N (1)
Gọi O là trọng tâm của \(\Delta ABC\Rightarrow \)O là hình chiếu của A’ lên (ABC) \(\Rightarrow A'O\bot BC\)
Mặt khác \(AM\bot BC\) vì \(\Delta ABC\) đều
\(\Rightarrow BC\bot \left( A'MA \right)\Rightarrow BC\bot MN\left( 2 \right)\). Từ (1) và (2)
=> MN là đường vuông chung
Kẻ OP // MN \(\Rightarrow \frac{OP}{MN}=\frac{AO}{AM}=\frac{2}{3}\)\({{S}_{\Delta ABC}}=\frac{\sqrt{3}{{a}^{2}}}{4}\Rightarrow OA'=\frac{{{V}_{ABCA'B'C'}}}{{{S}_{\Delta ABC}}}=a\)
Xét \(\Delta A'OA\) vuông tai O, đường cao OP: \(\frac{1}{O{{P}^{2}}}=\frac{1}{O{{A}^{2}}}+\frac{1}{OA{{'}^{2}}}\Rightarrow OP=\frac{a}{2}\Rightarrow MN=\frac{3a}{4}\)
Chọn đáp án C.
Câu 7: Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình thoi cạnh a, \(\widehat{BAD}={{120}^{0}}\) và \(AC'=a\sqrt{5}\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB’ và BD là:
A. \(\frac{10a}{\sqrt{17}}\)
B. \(\frac{8a}{\sqrt{17}}\)
C. \(\frac{6a}{\sqrt{17}}\)
D. \(\frac{2a}{\sqrt{17}}\)
Hướng dẫn giải:
Tứ giác AB’C’D là hình bình hành \(=>\) AB’//C’D\(=>\) AB’//(BC’D)
\(=>d\left( AB,BD \right)=d\left( AB,\left( BCD \right) \right)=d\left( A,\left( BCD \right) \right)=d\left( C,\left( BCD \right) \right)\)
Vì BD\(\bot \)AC, BD\(\bot \)CC’\(=>\) BD\(\bot \)(OCC’)\(=>\) (BC’D)\(\bot \)(OCC’)
Trong (OCC’),kẻ CH\(\bot \)OC’(H thuộc OC’) => CH\(\bot \)(BC’D)\(=>d\left( C,\left( BCD \right) \right)=CH\)
\(\Delta OCC'\) vuông tại C \(=>\frac{1}{C{{H}^{2}}}=\frac{1}{C{{O}^{2}}}+\frac{1}{CC{{'}^{2}}}=\frac{4}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{4{{a}^{2}}}=>CH=\frac{2a}{\sqrt{17}}\)
Vậy d(AB’,BD)=\(\frac{2a}{\sqrt{17}}\)
Chọn đáp án D.
Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC
A. \({{d}_{\left( AB,SC \right)}}=a\sqrt{2}\)
B. \({{d}_{\left( AB,SC \right)}}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
C. \({{d}_{\left( AB,SC \right)}}=\frac{a\sqrt{2}}{3}\)
D. \({{d}_{\left( AB,SC \right)}}=\frac{a\sqrt{2}}{4}\)
Hướng dẫn giải:
Vì \(AB//C\text{D}\subset \left( SC\text{D} \right)\Rightarrow AB//\left( SC\text{D} \right)\)
Mà \(SC\subset \left( SC\text{D} \right)\Rightarrow {{d}_{\left( AB,SC \right)}}={{d}_{\left( AB,\left( SC\text{D} \right) \right)}}={{d}_{\left( A,\left( SC\text{D} \right) \right)}}\)
Gọi I là trung điểm của \(S\text{D}\Rightarrow AI\bot \text{SD}\), mà \(\text{AI}\bot \text{CD}\)
Suy ra \(AI\bot \left( SC\text{D} \right)\), vậy \({{d}_{\left( AB,SC \right)}}={{d}_{\left( A,\left( SC\text{D} \right) \right)}}=AI=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)
Chọn đáp án B.
...
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp tìm khoảng cách từ một đường thẳng đến một mặt phẳng song song với nó. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm