Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho năm học mới, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Phương pháp giải phương trình đẳng cấp với sin và cos có kèm lời giải chi tiết để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.
1. Phương pháp giải
Phương trình đẳng cấp bậc hai: a sin2x + b sinx.cosx + c cos2x = d (1)
Cách 1:
-
Kiểm tra cosx = 0 có thoả mãn (1) hay không?
Lưu ý: cosx = 0 \(\Leftrightarrow \,\,x=\frac{\pi }{2}+k\pi \,\,\,\Leftrightarrow \,\,\,{{\sin }^{2}}x\,\,=1\,\,\,\Leftrightarrow \,\,\,\sin x\,\,=\,\pm 1.\,\)
-
Khi \(\cos x\,\,\ne \,\,0\), chia hai vế phương trình (1) cho \({{\cos }^{2}}x\,\,\ne 0\) ta được:
\(a.{{\tan }^{2}}x+b.\tan x+c\,\,=\,\,d(1+{{\tan }^{2}}x)\)
-
Đặt: t = tanx, đưa về phương trình bậc hai theo t:
\((a-d){{t}^{2}}+b.t+c-d\,\,=\,\,0\)
Cách 2: Dùng công thức hạ bậc
\((1)\,\,\,\Leftrightarrow \,\,\,a.\frac{1-\cos 2x}{2}+b.\frac{\sin 2x}{2}+c.\frac{1+\cos 2x}{2}\,\,\,=\,\,\,d\)
\(\Leftrightarrow \,\,\,b.\sin 2x+(c-a).\cos 2x\,\,=\,\,2d-a-c\) (đây là PT bậc nhất đối với sin2x và cos2x)
Ví dụ: Phương trình \(6{{\sin }^{2}}x+7\sqrt{3}\sin 2x-8{{\cos }^{2}}x=6\) có các nghiệm là:
A. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{6} + k\pi \end{array} \right.\), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{8} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{{12}} + k\pi \end{array} \right.\), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{{3\pi }}{4} + k\pi \\ x = \frac{{2\pi }}{3} + k\pi \end{array} \right.\), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
TH1: \(\cos x=0\Leftrightarrow {{\sin }^{2}}x=1\) thỏa phương trình \(\Rightarrow \) phương trình có nghiệm \(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \)
TH2: \(\cos x\ne 0,\) chia cả hai vế cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được \(6{{\tan }^{2}}x+14\sqrt{3}\tan x-8=\frac{6}{{{\cos }^{2}}x}\Leftrightarrow 6{{\tan }^{2}}x+14\sqrt{3}\tan x-8=6\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)\)
\(\Leftrightarrow 14\sqrt{3}\tan x=14\Leftrightarrow \tan x=\frac{1}{\sqrt{3}}\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{6}+k\pi \)
Vậy, phương trình có nghiệm \(x=\frac{\pi }{2}+k\pi ,x=\frac{\pi }{6}+k\pi .\)
2. Bài tập
Câu 1: Giải phương trình \(2{{\cos }^{2}}x+6\sin x\cos x+6{{\sin }^{2}}x=1\)
A. \(x=-\frac{\pi }{4}+k2\pi ;x=\arctan \left( -\frac{1}{5} \right)+k2\pi \)
B. \(x=-\frac{\pi }{4}+k\frac{2}{3}\pi ;x=\arctan \left( -\frac{1}{5} \right)+k\frac{2}{3}\pi \)
C. \(x=-\frac{\pi }{4}+k\frac{1}{4}\pi ;x=\arctan \left( -\frac{1}{5} \right)+k\frac{1}{4}\pi \)
D. \(x=-\frac{\pi }{4}+k\pi ;x=\arctan \left( -\frac{1}{5} \right)+k\pi \)
Hướng dẫn giải:
Chọn D.
Phương trình \(\Leftrightarrow 5{{\sin }^{2}}x+6\sin x\cos x+{{\cos }^{2}}x=0\)
Giải ra ta được \(x=-\frac{\pi }{4}+k\pi ;x=\arctan \left( -\frac{1}{5} \right)+k\pi \).
Câu 2: Phương trình \(\left( \sqrt{3}+1 \right){{\sin }^{2}}x-2\sqrt{3}\sin x\cos x+\left( \sqrt{3}-1 \right){{\cos }^{2}}x=0\) có các nghiệm là:
A. \(\left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \alpha + k\pi \quad \end{array} \right.\left( {{\rm{tan}}\alpha = - 2 + \sqrt 3 } \right)\), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \alpha + k\pi \quad \end{array} \right.\left( {\tan \alpha = 2 - \sqrt 3 } \right)\), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(\left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{8} + k\pi \\ x = \alpha + k\pi \quad \end{array} \right.\left( {\tan \alpha = - 1 + \sqrt 3 } \right)\), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(\left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{8} + k\pi \\ x = \alpha + k\pi \quad \end{array} \right.\left( {\tan \alpha = 1 - \sqrt 3 } \right)\), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn B.
TH1: \(\cos x=0\Leftrightarrow {{\sin }^{2}}x=1\) không thỏa phương trình.
TH2: \(\cos x\ne 0,\) chia cả hai vế của phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được:
\(\left( {\sqrt 3 + 1} \right){\tan ^2}x - 2\sqrt 3 \tan x + \sqrt 3 - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = 1\\ \tan x = 2 - \sqrt 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan \left( {2 - \sqrt 3 } \right) + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 3: Giải phương trình \(3{{\sin }^{2}}2x-2\sin 2x\cos 2x-4{{\cos }^{2}}2x=2.\)
A. \(x=\frac{1}{2}\arctan 3+\frac{k\pi }{2},x=\frac{1}{2}\arctan (-2)+\frac{k\pi }{2},k\in \mathbb{Z}.\)
B. \(x=\arctan \frac{1+\sqrt{73}}{12}+\frac{k\pi }{2},x=\arctan \frac{1-\sqrt{73}}{12}+\frac{k\pi }{2},k\in \mathbb{Z}.\)
C. \(x=\frac{1}{2}\arctan \frac{1+\sqrt{73}}{6}+\frac{k\pi }{2},x=\frac{1}{2}\arctan \frac{1-\sqrt{73}}{6}+\frac{k\pi }{2},k\in \mathbb{Z}.\)
D. \(x=\arctan \frac{3}{2}+\frac{k\pi }{2},x=\arctan (-1)+\frac{k\pi }{2},k\in \mathbb{Z}.\)
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
TH1: \(\cos 2x=0\Leftrightarrow {{\sin }^{2}}2x=1\) không thỏa phương trình.
TH2: \(\cos 2x\ne 0,\) chia cả hai vế của phương trình cho \({{\cos }^{2}}2x\) ta được:
\(3{{\tan }^{2}}2x-2\tan 2x-4=\frac{2}{{{\cos }^{2}}2x}\Leftrightarrow 3{{\tan }^{2}}2x-2\tan 2x-4=2\left( 1+{{\tan }^{2}}2x \right)\)
\( \Leftrightarrow {\tan ^2}2x - \tan 2x - 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan 2x = 3\\ \tan 2x = - 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{1}{2}\arctan 3 + \frac{{k\pi }}{2}\\ x = \frac{1}{2}\arctan ( - 2) + \frac{{k\pi }}{2} \end{array} \right.\)
Câu 4: Phương trình \(2{{\sin }^{2}}x+\sin x\cos x-{{\cos }^{2}}x=0\) có nghiệm là:
A. \(\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\frac{\pi }{4}+k\pi ,\text{arctan}\left( \frac{\text{1}}{\text{2}} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi ,\text{arctan}\left( \frac{\text{1}}{\text{2}} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(-\frac{\pi }{4}+k2\pi ,\text{arctan}\left( \frac{\text{1}}{\text{2}} \right)+k2\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
TH1: \(\cos x=0\Leftrightarrow {{\sin }^{2}}x=1\) không thỏa phương trình.
TH2: \(\cos x\ne 0,\) chia cả hai vế của phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được:
\(2{\tan ^2}x + \tan x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = - 1\\ \tan x = \frac{1}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan \frac{1}{2} + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 5: Một họ nghiệm của phương trình \(2{{\sin }^{2}}x-5\sin x\cos x-{{\cos }^{2}}x=-2\) là
A. \(\frac{\pi }{6}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(-\frac{\pi }{6}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
\(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \) không là nghiệm của phương trình
Chia 2 vế phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được
\(\begin{array}{l} 2{\tan ^2}x - 5\tan x - 1 = - 2\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right) \Leftrightarrow 4{\tan ^2}x - 5\tan x + 1 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = 1\\ \tan x = \frac{1}{4} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan \frac{1}{4} + k\pi \end{array} \right. \end{array}\)
Câu 6: Một họ nghiệm của phương trình \(2\sqrt{3}{{\cos }^{2}}x+6\sin x\cos x=3+\sqrt{3}\) là
A. \(\frac{3\pi }{4}+k2\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(-\frac{\pi }{4}+k2\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn B.
\(2\sqrt{3}{{\cos }^{2}}x+6\sin x\cos x=3+\sqrt{3}\Leftrightarrow \sqrt{3}\left( 1+\cos 2x \right)+3\sin 2x=3+\sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}\cos 2x+3\sin 2x=3\Leftrightarrow \frac{1}{2}\cos 2x+\frac{\sqrt{3}}{2}\sin 2x=\frac{\sqrt{3}}{2}\)
\( \Leftrightarrow \cos \left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right) = \frac{{\sqrt 3 }}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2x - \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\ 2x - \frac{\pi }{3} = - \frac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{{12}} + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 7: Một họ nghiệm của phương trình \(-3\sin x\cos x+{{\sin }^{2}}x=2\) là
A. \(\arctan \left( -2 \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\frac{1}{2}\arctan \left( -2 \right)+k\frac{\pi }{2}\), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(-\frac{1}{2}\arctan \left( -2 \right)+k\frac{\pi }{2}\), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(\arctan \left( 2 \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
\(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \) không là nghiệm của phương trình
Chia 2 vế phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được \(-3\tan x+{{\tan }^{2}}x=2\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)\)
\(\Leftrightarrow {{\tan }^{2}}x+3\tan x+2=0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = - 1\\ \tan x = - 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan \left( { - 2} \right) + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 8: Một họ nghiệm của phương trình \(2{{\sin }^{2}}x+\sin x\cos x-3{{\cos }^{2}}x=0\) là
A. \(\arctan \left( -\frac{3}{2} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(-\arctan \left( -\frac{3}{2} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(\arctan \left( \frac{3}{2} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(-\arctan \left( \frac{3}{2} \right)+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
\(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \) không là nghiệm của phương trình
Chia 2 vế phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được
\(2{\tan ^2}x + \tan x - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = 1\\ \tan x = - \frac{3}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan \left( { - \frac{3}{2}} \right) + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 9: Một họ nghiệm của phương trình \(3{{\sin }^{2}}x-4\sin x\cos x+5{{\cos }^{2}}x=2\) là
A. \(-\frac{\pi }{4}+k2\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(\frac{3\pi }{4}+k2\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn B.
\(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \) không là nghiệm của phương trình
Chia 2 vế phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được
\(3{{\tan }^{2}}x-4\tan x+5=2\left( 1+{{\tan }^{2}}x \right)\Leftrightarrow {{\tan }^{2}}x-4\tan x+3=0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = 1\\ \tan x = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \arctan 3 + k\pi \end{array} \right.\)
Câu 10: Phương trình :\({{\sin }^{2}}x-(\sqrt{3}+1)\sin x\cos x+\sqrt{3}{{\cos }^{2}}x=0\) có họ nghiệm là
A. \(-\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
B. \(\frac{3\pi }{4}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
C. \(\pm \)\(\frac{\pi }{3}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
D. \(\frac{\pi }{4}+k\pi \), \(\frac{\pi }{3}+k\pi \), \(k\in \mathbb{Z}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn D.
\(x=\frac{\pi }{2}+k\pi \) không là nghiệm của phương trình
Chia 2 vế phương trình cho \({{\cos }^{2}}x\) ta được
\({\tan ^2}x - \left( {\sqrt 3 + 1} \right)\tan x + \sqrt 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \tan x = 1\\ \tan x = \sqrt 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{4} + k\pi \\ x = \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\)
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải phương trình đẳng cấp với sin và cos. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm