YOMEDIA

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Tải về
 
NONE

Để hiểu hơn về câu chuyện quá quen thuộc đối với chúng ta - Tấm Cám, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Mong rằng, với tài liệu phân tích chuyện cổ tích Tấm Cám, các em sẽ hiểu hơn về câu chuyện Tấm Cám, hiểu hơn về con người và tính cách của nhân vật, nắm được những giá trị cuộc sống mà tác giả dân gian muốn gởi gắm đến chúng ta. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và thú vị từ tài liệu trên.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian kể về số phận các kiểu nhân vật quen thuộc (người bất hạnh, dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc…) thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và về công lý xã hội.
    • Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì.
    • Nội dung truyện cổ tích thần kì: thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người
    • Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ. Tấm bị mẹ con Cám ngược đãi, sống khổ cực. Được bụt giúp đỡ, Tấm trở thành hoàng hậu. Ngày về giỗ bố, Tấm bị mẹ con Cám hại chết. Tấm vùng lên hóa thân nhiều lần để đấu tranh. Cuối cùng Tấm được trở lại bên nhà vua với cuộc sống hạnh phúc và mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng
  • Phân tích:
    • Tấm từ một cô gái mồ côi, lương thiện trở thành hoàng hậu
      • Thân phận: mồ côi, bị dì ghẻ và em chồng hắt hủi, bắt phải làm lụng vất vả, luôn bị mẹ con Cám ăn hiếp
        • Chuyện chiếc yếm đỏ
        • Chuyện con cá bống
        • Chuyện đi dự hội và trở thành hoàng hậu
      • Trong thời gian này, mỗi khi bị hành hạ, hắt hủi, Tấm chỉ biết khóc. Và mỗi lần như vậy, bụt lại hiện lên và giúp đỡ Tấm. Bụt là hiện thân của thần linh, giúp nhân dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc.
    • Quá trình đấu tranh bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc
      • Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt của Tấm:
        • Lần thứ nhất: hóa thành chim vàng anh
        • Lần thứ hai: hóa thành cây xoan đào
        • Lần thứ ba: hóa thành khung cửi
        • Lần thứ tư: hóa thành cây thị
      • Biến chuyển thái độ của Tấm: Không còn bị động yếu đuối mà mạnh mẽ quyết liệt bảo vệ hạnh phúc của mình
  • Nhận xét:
    • Câu chuyện thể hiện quan niệm của nhân dân: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
    • Cái thiện không thể mãi chịu oan ức trong im lặng, mà đã vùng dậy để đấu tranh và tiêu diệt cái ác
    • Sức sống mãnh liệt, bất diệt về cái thiện
    • Phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt giữa cái thiện và cái ác
    • Thể hiện ước mơ công bằng, về một sự đổi đời và về một xã hội lí tưởng cũng như tinh thần lạc quan của nhân dân

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá về truyện
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Dù là truyện loài vật, thần kì hay thế tục thì truyện cổ vẫn mang yếu tố chính là xuất hiện và phản ánh những sự việc xảy ra trong xă hội loài người.

Truyện cổ Tấm – Cám thuộc loại truyện thần kì kể về đời cô Tấm, một có bé bất hạnh phải chịu nhiều nỗi đắng cay, chua xót nhưng được tiên, bụt.. phò trợ nên đã vượt qua và đạt được hạnh phúc trong đời.

Truyện tuy có những chi tiết thần kì giữ vai trò mở nút thắt trong từng tình huống, nhưng trên tất cả là thề hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

Đoạn đầu truyện, dân gian giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh sống của họ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.

-- Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến --

Đó là việc mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm. Bốn lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại: chặt cây cau, giết chim vành anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi. Sau mỗi lần bị hại, Tấm không khóc nức nở nhịn nhục mà ra lời cảnh báo với con người độc ác kia:"Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào/Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao" hay đó là lời nói mang tính răn đe của Tấm "Kẽo cà kẽo kẹt/ Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra"

Lần cuối hóa thân trở trong quả thị ngát hương, cũng là lần để khẳng định một chân lí đó là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc, cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau, câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn, truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà. Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc, truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác. Quan trọng hơn đó là truyền thống đấu tranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang.

Vừa rồi, Học 247 vừa giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu với đề tài Phân tích truyện cổ tíchTấm Cám. Mong rằng với những tài liệu này, các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích, hiểu thêm về câu chuyện Tấm Cám và những nội dung trọng tâm của bài học. Chúc các em nắm được những giá trị sâu sắc về cái thiện và cái ác, về quá trình đấu tranh của cái thiện để gìn giữ sự sống và công bằng, thực hiện những ước mơ, khao khát của nhân dân.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF