Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân dưới đây để ôn tập và củng cố những kiến thức trọng tâm của bài học Chữ người tử từ trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích từ tài liệu này. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chữ người tử tù.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ hướng dẫn tìm hiểu một cách sơ lược về xuất xứ cũng như là tình huống truyện Chữ người tử tù. Bài giảng giúp củng cố lại những kiến thức cần thiết cho các em để tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và tác giả Nguyễn Tuân
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Chữ người tử tù (in trong tập Vang bóng một thời) là truyện ngắn xuất sắc, kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
- Chủ đề: Ca ngợi những con người vẫn giữ thiên lương cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
- Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất
- Phân tích
- Nội dung tình huống: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù. Xét về phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
- Diễn biến tình huống:
- Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục (Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
- Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
- Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc đêm khuya); vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù).
- Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
- Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật; làm toả sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
- Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Đánh giá chung
- Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
c. Kết bài
- Những nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Gợi ý làm bài
Mỗi một tác phẩm được xây dựng bởi những tình huống truyện đặc sắc, chi tiết, tình huống truyện càng hấp dẫn thì tạo nên một tác phẩm càng đặc sắc và thành công, trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã miêu tả chi tiết những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của câu truyện.
Mỗi một tác phẩm văn học là phải xuất hiện các tình huống truyện xuất hiện trong đó, tình huống truyện đặc sắc thì dẫn đến kết cấu của câu chuyện cũng được mở rộng và nâng cao hơn rất nhiều. Ở đây tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh và chi tiết xuất hiện trong tác phẩm đấy, tình huống truyện thường có đoạn mở đầu, cao trào sau đó là kết thúc, muốn có một tình huống truyện đặc sắc, tác giả phải xây dựng được thành công tính cách nhân vật trong từng chi tiết, hoàn cảnh và xuất hiện trong từng đoạn tác phẩm của mình.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Thông qua tình huống truyện nét tính cách của nhân vật cũng được biểu hiện chi tiết, sâu sắc nhất, tình huống truyện là một trong những điều xuất hiện rõ nét, làm nổi bật lên nét tính cách của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mình.
Tình huống truyện là một trong nét đặc sắc, là khởi nguồn cho việc xây dựng thành công một tác phẩm nghệ thuật, qua đó việc miêu tả chi tiết sâu sắc một tác phẩm nghệ thuật cũng đem lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị sâu sắc và tạo nên nét điển hình hơn trong việc xây dựng tính cách nhân vật, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
Học 247 hi vọng rằng, với tài liệu văn mẫu phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, các em đã có thêm một tài liệu hay để tham khảo, hỗ trợ tốt các em trong quá trình ôn tập về tác phẩm Chữ người tử tù trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)