Để hiểu hơn tấm lòng của Đan Thiềm đối với cái tài, cái đẹp qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong chương tình Ngữ văn 11, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài dưới đây. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu văn mẫu này.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Hoc247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Video bài giảng giúp các em nắm được một cách đầy đủ và chi tiết về nhân vật Đan Thiềm. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Đan Thiềm
- Khái quát chung
- Vị trí : Tuy là nhân vật phụ nhưng góp phần tô đậm nhân vật Vũ Như Tô và làm rõ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
- Sơ lược về nhân vật: Đây là người cung nữ say mê cái đẹp, trân trọng người tài; thấu hiểu lẽ đời nhưng gặp phải bi kịch.
- Phân tích
- Người cung nữ say mê cái đẹp và trân trọng người tài:
- Đan Thiềm là người đã khích lệ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài:
- Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có tài, có nhân cách, kiên quyết không xây Cửu Trùng Đài bởi đó là chốn ăn chơi sa đọa của vua chúa. Nhưng khao khát cái đẹp mãnh liệt và được tiếp sức, khích lệ bởi Đan Thiềm nên càng cháy sáng và biến thành hành động.( Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô T lợi dụng tiền bạc…xây cho dân tộc một công trình…)
- Cái đẹp mà Đan Thiềm tôn thờ là cái đẹp bề thế, muôn đời. Tình yêu cái đẹp của nàng xuất phát từ lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Khi đám thợ thuyền phản loạn, chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn bởi lo cho tài của Vũ Như Tô bị uổng.
- Qua ngoại hình: ‘‘chạy…mau’’ (T185) bởi quá lo lắng.
- Hành động, cử chỉ: chạy, thở hổn hển vào báo tin cho Vũ Như Tô, quỳ xuống xin bọn phản loạn đừng giết Vũ Như Tô (toàn những hành động cực tả)=> tô đậm tinh thần hoảng loạn đau đớn của Đan Thiềm trước tình hình tính mạng của Vũ Như Tô bị đe dọa.
- Lời thoại : van lơn, khuyên nhủ, van nài
- Giọng thúc bách Vũ Như Tô trốn để tài năng không mất…
- Xin chết thay cho Vũ Như Tô
- Quý người tài, yêu cái đẹp hơn cả tính mạng mình
- Rất tỉnh táo, thấu hiểu lẽ đời, nhận rõ được tình thế:
- Khuyên Vũ Như Tô lợi dụng Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài – biểu hiện của bản lĩnh người quân tử và nhân cách của người nghệ sĩ nhưng ở phương diện khác, đó là biểu hiện của sự bướng bỉnh, mù quáng. Nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì khát vọng sáng tạo cái đẹp của Vũ Như Tô không có điều kiện thực hiện và bản thân Vũ Như Tô cũng chết. Thấu hiểu điều đó hơn ai hết, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài.
- Cũng không ai khác, chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, chờ cơ hội khác, bởi đại sự hỏng rồi: (khi trước trốn đi thì ông nguy, giờ trốn thì thoát chết)
- Đan Thiềm chỉ ra nguyên nhân: nhân dân và quan lại trong triều ai ai cũng cho Vũ Như Tô là thủ phạm => thấu đáo về thời thế. Bức tường thâm cao của cung vua phủ chúa không bó hẹp được tầm nhìn sâu sắc về thời thế của người cung nữ này. Nàng có cách ứng xử linh hoạt và uyển chuyển.
- Tuy nhiên, Đan Thiềm cũng gặp bi kịch vỡ mộng:
- Đan Thiềm vốn là người cung nữ bị ruồng bỏ, ngót 20 năm bị giam lỏng, làm thị nữ hầu hạ cho vua và đám phi tần kém nàng về cả nhân sắc và tài năng. Thậm chí, nàng còn bị khinh miệt.
- Nàng là một hồng nhan bạc mệnh nhưng bi kịch lớn nhất của nàng là khổ lụy vì tài.
- Lo lắng tột độ cho cái tài của Vũ Như Tô.
- Van lơn khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn. Nhưng đau đớn thay Vũ Như Tô nhất quyết sống chết với Cửu Trùng Đài.
- Cái đẹp nàng tôn thờ, người tài nàng trân trọng có nguy cơ bị tiêu diệt
- Chắp tay lạy Vũ Như Tô, khóc khi Vũ Như Tô bị dồn đến đường cùng.
- Xin quân khởi loạn tha cho Vũ Như Tô (đối diện với quân khởi loạn )
- Chứng kiến cảnh Vũ Như Tô bị bắt, còn mình bị dẫn đi
- ‘‘Ông Cả…vĩnh biệt !’ (T191) => tiếng khóc đau đớn của con người yêu cái tài cái đẹp nhưng lại chứng kiến cái tài cái đẹp bị vùi dập không thương tiếc.
- Đan Thiềm là người đã khích lệ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài:
- Người cung nữ say mê cái đẹp và trân trọng người tài:
- Nhận xét:
- Đan Thiềm là người cung nữ tha thiết yêu cái đẹp và cảm mến người tài nhưng nàng đã gặp bi kịch không kém phần đau đớn so với Vũ Như Tô. Đan Thiềm phải chứng kiến cái tài, cái đẹp mà mình trân trọng bị hủy diệt. Yêu cái tài cái đẹp nhưng không bảo vệ được. Khích lệ cái tài, cái đẹp nhưng lại chứng kiến người tài bị giết.
- Tình cảm tác giả
- Trân trọng
- Đồng cảm, xót xa
- Đồng bệnh
- Nghệ thuật :
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách chân thực, xúc động.
- Đặt nhân vật trong xung đột căng thẳng, giàu kịch tính, từ đó làm nổi bật chân dung nhân vật.
- Ngôn ngữ nhân vật giàu tính cá thể : tha thiết, khẩn nài, van xin, thất vọng. Kết hợp với ngôn ngữ là hành động, cử chỉ, ngoại hình góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ tính tổng hợp cao….
- Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : với Vũ Như Tô tri kỉ, với cung nữ thì bị ghen ghét.
- Vai trò của hình tượng:
- Thúc đẩy xung đột của vở kịch đi đến cao trào tăng thêm tính lôi cuốn, hấp dẫn cho vở kịch
- Làm nổi bật tài năng, khát vọng và bi kịch của VNT.
- Giúp tác giả thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm
c. Kết bài
- Những cảm nhận, đánh giá về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Vở kịch vĩnh biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm hay trong đó nó tái hiện sâu sắc những mâu thuẫn kịch xung quanh những nhân vật tồn tại trong tác phẩm, những nhân vật đó thể hiện được dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật. Song hành với nhân vật chính là những nhân vật phụ có đóng góp và làm nổi bật lên nhân vật chính, Đan Thiềm là một nhân vật như thế.
Nhân vật Đan Thiềm là người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, do lòng mến mộ cái đẹp cô đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc, cửu trùng đài là một tác phẩm kiệt tác, to lớn, và chính cô cũng không hiểu được để xây dựng cửu trùng đài người nông dân phải chịu những cực khổ, khó khăn như thế nào. Đan Thiềm là nhân vật để lại cho người đọc nhiều day dứt, cô là khởi nguồn của bi kịch Vũ Như Tô, cô khuyên ngăn Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nghệ thuật không phải là sự lừa dối. Nghệ thuật cũng không chỉ để thỏa mãn cuộc sống xa hoa, ăn chơi trụy lạc của những vua quỷ, vua lợn, của bọn cường quyền, của một thiểu số người trong xã hội. Nghệ thuật không phải là cái bánh vẽ. Nghệ thuật càng không thể gây đau khổ cho dân chúng. Và những chuyện đại sự quốc gia không phải ai cũng có thể can dự vào. Đó là bài học, không chỉ cho những Đan Thiềm xưa nay mà còn là những điều cần suy nghĩ nghiêm túc cho bất cứ ai trong xã hội. Bởi vậy, Đan Thiềm là một nhân vật đáng thương hại.
Trong bài thơ “Dại khờ” (Tập “Gửi hương cho gió”), thi sĩ Xuân Diệu có viết:
“Người ta khổ vi thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng chẳng tặng tùy nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ”
Qua cuộc đời đầy bi kịch và cái chết của nhân vật Đan Thiềm trong lịch sử. trong vở kịch "Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, ta càng thấm thìa những vần thơ trên đây của Xuân Diệu.
Mong rằng, tài liệu trên đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tính cách, con người và nhân phẩm của nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức thú vị và bổ ích từ bài văn mẫu phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)