YOMEDIA

Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài dưới đây để có thêm những kiến thức hay và bổ ích về đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Hoc247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Video bài giảng giúp các em tìm nắm được những  kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật đoạn trích; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài.
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: là hồi thứ 5 của vở kịch Vũ Như Tô
    • Chủ đề: Nêu bật quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ tài năng của tác giả đối với nghệ sĩ tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội.
  • Phân tích
    • Phân tích các mâu thuẫn cơ bản nằm trong chín lớp của hồi V
      • Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực:
        • Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Các nhân vật này đã xuất hiện từ trong những đoạn trước. Đoạn này, các nhân vật chỉ xuất hiện trong lời của Đan Thiềm: Dân gian đói kém nổi lên tứ tung khi dân nổi lên, họ  nông nổi vô cùng. Các nhân vật này cũng xuất hiện qua lời của tên nội gián: Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
        • Phe đó, lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là  Ngô Hạch, An Hòa Hầu (nhân vật này chỉ được nói đến chứ không xuất hiện).
        • Mâu thuẫn này trong hồi 5 đã lên đến đỉnh điểm và đã được giải quyết dứt điểm. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là màu thuần bị chi phối bởi các mâu thuẫn khác và được các mâu thuần ấy làm cho tăng lên
      • Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Sản với Kim Phượng và các cung nữ vì coi đó là phương tiện hành lạc của Lê Tương Dực cũng được đẩy lên ở đinh cao. Kim Phượng và cung nữ đã lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm. Vũ Như Tô để mong bớt tội, mong thoát mũi kiếm trừng phạt của Ngô Hạch.
      • Bản thân mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô cũng được thể hiện rõ trong hồi thứ năm này. Một phần lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cuộc nổi loạn vì họ bại, đói khổ (vì bị ăn chặn, chết, bị thương, vì tai nạn, bệnh dịch...) chính bản thân Vũ Như Tô cũng bị đá đè vào chân, một số thợ bị Vũ Như Tô chém (để duy trì quân số và kỉ  luật lao động trên công trường xây Cửu Trùng Đài). Đan Thiềm cũng bị nhiều thợ oán như oán Vũ Như Tô vì biết Đan Thiềm “xui” Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài.
      • Nguyên nhân: Vũ Như Tô vì say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế và lòng dân. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra. Đan Thiềm báo cho Vũ Như Tô biết bị giết đến nơi nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi vì cho rằng mình là người vô tội, còn muốn chứng minh sự quang minh chính đại của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu. Và đặc  biệt là Vũ Như Tô muốn sống chết với Cửu Trùng Đài, vì ông coi Cửu Trùng Đài là lẽ sống, nếu Cửu Trùng Đài bị phá thì ông cũng không thiết sống nữa. Đây là mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô và Đan Thiềm tập trung ở Vũ Như Tô tức là mâu thuẫn giữa lòng căm ghét tên hôn quân với khát  vọng xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau).
      • Hai mâu thuẫn lớn: Chính của vở kịch gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.
      • Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô, Đan Thiềm trong đoạn trích
    • Tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích:
      • Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật, không phải là người ham sống, sợ chết hoặc hám lợi. Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân: khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình  nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mức quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thông trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.
      • Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho khối mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hỏa vì sưu thuế, tạp dịch được tăng dần lên. Đan Thiềm khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô tăng cao hơn. Khát vọng nghệ thuật trong con người nghệ sĩ ở Vũ Như Tô có phần chính đáng nhưng đã đặt nhầm chỗ, nhầm thời. Trong việc xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm, mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thu.v và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để Vũ Như Tô bị giết mặc dù không cố tình hại dân, bản thân Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của mình.
    • Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân thể hiện trong hồi V của vở kịch
      • Trong hoàn cảnh xã hội lúc bây giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.
      • Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những người quá say mê nghệ thuật, mà quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế.
    • Tìm hiểu, nhận xét về cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc cách dẫn dắt xung đột kịch và những đặc sắc ngôn ngữ phù hợp với một vở kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích.
      • Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách.
      • Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của nhà văn. Đó là hai mâu thuẫn; mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch: mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Gợi ý làm bài

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo và là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội ở Tận Trào tháng Tám năm 1945. Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông giản dị, trong sáng và thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đổ (1961); kí: Kí sự Cao – Lạng (1951),… Vũ Như Tô là vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Trong lời đề tựa viết một năm sau khi vở kịch ra đời, Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải… Ta chẳng biết, cầm bụt chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.

Có thể hiểu thái độ, cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng về Vũ Như Tô qua thái độ và cách đánh giá của Đan Thiềm đối với nhân vật này. Đan Thiềm cảm phục, trân trọng Vũ Như Tô nồng nhiệt đến quên mình, nhưng Nguyễn Huy Tưởng lại thận trọng tỉnh táo nhận ra Vũ Như Tô mới chỉ là nhân tài, chứ chưa phải là bậc hiền tài. Cái Đẹp mà Vũ Như Tô có thể tạo ra chỉ là tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện. Chân lí chi thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống dân chúng. Thái độ nhà văn chủ yếu là trân trọng Cái Tài, khâm phục hoài bão nghệ thuật to lớn và thông cảm với bi kịch của Vũ Như Tô, chứ không phải là thái độ ca ngợi một chiều. Trong vở kịch có những chỗ Nguyễn Huy Tưởng đã không đồng tình đối với nhân vật của mình, mặc dù Vũ Như Tô được khẳng định là thiên tài ngàn năm có một.

Mong rằng, với tài liệu trên, Học 247 đã mang đến cho các em thêm một tài liệu hay và bổ ích, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài tốt hơn. Hi vọng, đề tài phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF