Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 cũng như ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn hay, giúp các bạn hiểu thêm về tác giả, tác phẩm cũng như nhân vật Vũ Nương, tính cách, cuộc đời nàng, những ràng buộc phong kiến xã hội... Từ đó thêm cảm nhận, cũng như ý tưởng mới khi phân tích tác phẩm.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ
- Tác phẩm: là chuyện thứ 16 của tập “Truyền kì mạn lục”
- Qua số phận bi thảm của Vũ Nương ta thấy số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến
b. Thân bài
- Nhân vật Vũ Nương
- Vũ Thị Khiết người con gái Nam Xương tính thùy mị nết na lại thêm thêm dung tốt đẹp
- Nhân vật hiện lên có đời sống có tính cách rõ rệt
- Trong cuộc sống vợ chồng bình thường
- Chồng hay đa nghi
- Vũ Nương luôn luôn biết sống đúng đạo làm vợ lúc nào cũng giữ gìn khuôn phép
- Khi tiễn chồng đi lính
- Nàng không màng vinh hiển chỉ mong chồng bình yên trở về
- Không mong đeo được bảng vàng, chỉ xin mang theo được hai chữ bình yên
- Cảm thông với những gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường”
- Khi xa chồng
- Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng tha thiết
- Nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào vơi.
- Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo
- Nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng
- Mẹ chồng ốm lo thuốc thang chạy chữa
- Mẹ chồng chết lo ma chay tế lễ
- Khi bị chồng nghi oan
- Nàng một mực phân trần để chồng hiểu nỗi lòng của mình
- Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng
- Khẳng định tấm lòng thủy chung
- Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
- Cầu xin chồng, muốn hàn gắn rạn nứt
- Vũ Nương trầm mình xuống sông Hoàng Giang mong rửa sạch nỗi oan khuất
- Tắm rửa chay sạch
- Thề nếu lừa chồng dối con làm mồi cho cá
- Nhân vật Trương Sinh
- Vốn con nhà giàu nhưng ít học lấy Vũ Nương chỉ vì dung hạnh nên đã đem một trăm lạng vàng đến hỏi nàng
- Là người chồng đa nghi
- Dẫn đến cái chết của Vũ Nương
- Là hiện thân của chế độ phụ quyền Trung Quốc
- Yếu tố kì ảo
- Vũ Nương được các nàng tiên cứu sống ở dưới thủy cung
- Hiện lên gặp mặt Trương Sinh
c. Kết bài
- Khẳng định nét đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ
- Cảm thương cho số phận của Vũ Nương
- Yếu tố kì ảo hoàn thiện thêm nét đẹp của Vũ Nương .
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Gợi ý làm bài
“Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn "gỡ nút" truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là "ở hiền gặp lành", người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được.
Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)