Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn lớp 10. Để ôn tập và củng cố kiến thức về đoạn trích này một cách hiệu quả, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu dưới đây.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài Phú sông Bạch Đằng và tác giả Trương Hán Siêu
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Tác phẩm: ra đời khoảng 50 sau chiến thắng Mông Nguyên, được viết theo thể phú – thể văn có vần, xen lẫn văn vần và văn xuôi.
- Thể loại: Phú
- Bố cục Bài phú này được chia làm 4 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “luống còn lưu” – mở
- Phần 2: Tiếp đến “quét sạch Nam Bang bốn cõi” – giải thích
- Phần 3: Tiếp đến “chừ lệ chan” – bình luận
- Phần 4: Đoạn còn lại – kết
- Phân tích
- Nhân vật Khách với bao cảm xúc lắng đọng khi đến sông Bạch Đằng
- Nhân vật Khách xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao
- Tráng sĩ bốn phương của tác giả được gợi lên thông qua các địa danh
- Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng
- Trước cảnh, nhân vật Khách vừa vui, vừa tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc
- Nhân vật “các bô lão” và việc tái hiện chiến thắng năm xưa trên sông Bạch Đằng
- Giới thiệu các bô lão: là những người mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh
- Chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão
- Những chiến công đã diễn ra trên sông Bạch Đằng
- Diễn biến trận đánh năm xưa của hai vua Trần
- Thái độ, giọng điệu khi kể lại chiến thắng: nhiệt huyết, tự hào, ngắn gọn, xúc tích, cô đọng, trang nghiêm…..
- Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng
- Nguyên nhân thắng lợi
- Đề cao vai trò, vị trí con người
- Lời ca chung khẳng định hình ảnh con sông và vai trò, đức độ của con người làm nên chiến thắng
- Tuyên ngôn về chân lí: người bất nghĩa thì tiêu vong, người có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ
- Lời ca của “khách” ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân và ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng ….
- Nghệ thuật
- Nghệ thuật thể thơ Phú: cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sống động, ngôn từ trang trọng
- Sử dụng thể phú tự do phóng túng, kết hợp giữa tự sự và trữ tình
- Lối diễn đạt khoa trương.
- Nhân vật Khách với bao cảm xúc lắng đọng khi đến sông Bạch Đằng
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh Tế Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bặch Đằng giang phú",...Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng "Bạch Đằng giang phú"cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú" vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.
"Bạch Đằng giang phú" được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên... đã dịch khá thành công áng văn này. Bài cảm nhận về "Bạch Đằng giang phú" dựa trên văn bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tiếp theo lời các bô lão, khách cũng vui vẻ nối tiếp lời ca kết thúc bài phú. Lời của khách chính là phần tổng kết cố chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà các bô lão đã trình bày ở trên (về nguyên nhân của chiến thắng). Với tâm trạng hân hoan, khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa bày tỏ niềm tin vào sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng của đất nước, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới các yếu tố đức cao của dân tộc. Sự nhìn nhận của khách về chiến thắng cố chiều sâu triết lí. Sức mạnh của non sông đất nước không phải ở địa thế hiểm trở mà trước hết ở con người (Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao).
Đây là một bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Tác giả lại rất giỏi phân thân thành những nhân vật khác nhau để vừa kể vừa phụ họa thêm… làm cho bài phú giàu chất thơ khiến người đọc xúc động tự hào về non sông đất nước hùng vĩ, về chiến công lừng lẫy và đường lối giữ nước tài tình của quân dân nhà trần mà cũng là của dân tộc ta bảy thế kỉ trước.
Học 247 tin rằng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay và thú vị
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)