Dưới đây là Phân dạng bài tập oxi lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2021. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với mục đích giúp các em ôn tập kiến thức, củng cố kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, đồng thời tự đánh giá năng lực bản thân, đề ra kế hoạch ôn tập hợp lý. Mời các em cùng tham khảo!
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Dạng 1. Đơn chất oxi, lưu huỳnh tác dụng với kim loại.
+ Với Oxi phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa cao hoặc thấp, còn với S phản ứng đưa kim loại lên số oxi hóa thấp hơn.
+ Phương trình phản ứng tổng quát:
2M + xO2 → 2M2Ox.
2M + xS → M2Sx.
+ Phương pháp giải: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.
Bảo toàn khối lượng:
Bảo toàn electron:
Bảo toàn nguyên tố:
PS: Các bài toán xây dựng dựa trên nhiều phản ứng oxi hóa khử, ta không nên giải theo phương pháp truyền thống mà nên ưu tiên phương pháp bảo toàn như bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố.
2. Dạng 2. Hỗn hợp khí và Phản ứng ozon phân.
+ Để định lượng (mol, khối lượng, thể tích…) của chất trong hỗn hợp các khí không phản ứng với nhau thì phương pháp sơ đồ đường chéo qđược sử dụng tương đối hiệu quả.
+ Phản ứng ozon hóa:
3O2 → 2O3;
+ Phản ứng ozon phân: 2O3 → 3O2;
3. Dạng 3. Tính oxi hóa mạnh của Ozon.
+ Ozon có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn oxi, nó oxi hóa nhiều đơn chất và hợp chất.
+ Ví dụ:
O3 + 2KI + H2O → O2 + 2KOH + I2.
O3 + 2Ag → Ag2O + O2
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Hướng dẫn giải
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Bài 2: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Hướng dẫn giải
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.
Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.
Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4↓
Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓
Còn lại dung dịch NACl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
Bài 3: Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
Hướng dẫn giải
Ta có: nI2=0,08(mol) và nhỗn hợp = 0,12(mol)
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 ↑ (2)
(mol) 0,08 ← 0,08
Từ (1) ⇒nO3=0.08(mol)⇒ nO2=0,12-0,08=0,04(mol)
Vì là chất khí nên %V =%n
Vậy:
%VO3 = %nO3 = (0,08/0,12).100% = 66,67%
%VO2 = %nO2 = 100% - 66,67% = 33,33%
Bài 4. Hai bình có thể tích bằng nhau, nạp oxi vào bình thứ nhất, nạp oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai, thấy khối lượng 2 bình khác nhau 0,42g (nhiệt độ và áp suất ở 2 bình như nhau). Khối lượng oxi đã được ozon hóa là:
A. 1,16g
B. 1,26g
C. 1,36g
D. 2,26g
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Khối lượng khác nhau ở 2 bình là do khối lượng oxi trong ozon:
→ nO3= nO(trong O3)= 0,42/16 = 0,02625 mol
Ta có: nO2(bị ozon hóa) = 3/2 nO3= 3/2. 0,02625 = 0,039375 mol
→ mO2(bị ozon hóa) = 0,039375.32 = 1,26g
Bài 5: Hấp thụ V lít SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 21,7g kết tủa. Tính V
Hướng dẫn giải
Trường hợp 1: Ba(OH) 2dư, SO2 hết , nSO2 = n BaSO3
Ba(OH) 2 + SO2 → BaSO3 ↓+ H2O
0,1 ←0,1
→ VSO2 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
Trường hợp 2: Ba(OH) 2hết, SO2dư nhưng không hòa tan hết kết tủa ( kế t tủa chỉ tan một phần)
a(OH) 2 + SO2 → BaSO3↓+ H2O
0,1 0,1 ←0,1
Ba(OH) 2 + 2SO2 → Ba(HSO3) 2
( 0,3 – 0,1) → 0,4
→ nSO2 = 0,1 + 0,4 = 0,5 mol
→ VSO2 = 0,5. 22,4 = 11,2lít
(tính nhanh nSO2 = 2nBa(OH)2 - n↓ = 2. 0,3 – 0,1 = 0,5 mol)
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Cho 4 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 4,2 gam B. 2,4 gam C. 13,8 gam D. 13,6gam
Câu 2: Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1 M để trung hoà dd X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây:
A. H2SO4.3SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.4SO3 D. H2SO4nSO3
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344l H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27g B. 8.98 C. 7,25g D. 9,52g
Câu 4: Lưu huỳnh sôi ở 4500C, ở nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng pgân tử đơn nguyên tử?
A. ≥ 4500C B. ≥ 14000C. C. . ≥ 17000C D. ở nhiệt độ phòng
Câu 5: Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H2S lại biến đổi thành sunfua:Ag + H2S + O2 → Ag2S + 2H2O
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử B. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử
C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách:
A. điện phân nước B. nhiệt phân Cu(NO3)2
C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng D. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2
Câu 7: Cùng một lượng R khi lần lượt hoà tan hết bằng dung dịch HCl và H2SO4 đặc nóng thì khối lượng SO2 sinh ra gấp 48 lần H2. Mặt khác khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat. Kim loại R là
A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào lượng dự dd axit H2SO4 đặc nóng ta thu được 8,96lít khí SO2 duy nhất ( đktc) và dung dịch
A. Cô cạn dung dịch A thì thu được 120 gam muối khan. Giá trị của a là:
A. 41,6gam B. 46,1 gam
C. 64,1gam D. 61,4 gam
Câu 9: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 lít khí (đkc). Nếu cho m gam Fe này vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì lượng khí (đkc) sinh ra là
A. 10,08 lít B. 5,04 lít C. 3,36 lít D. 22,4 lít
Câu 10: Cho các phản ứng sau :
(1) S + O2 → SO2 ;
(2) S + H2 → H2S ;
(3) S + 3F2 → SF6 ;
(4) S + 2K → K2S .
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. chỉ (1) B. chỉ (3) C. (2) và (4) D. (1) và (3)
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 15,6g và 5,3g B. 18g và 6,3g C. 15,6g và 6,3g D. Kết quả khác
Câu 12: Cho các phản ứng sau
(1) SO2 + NaOH → NaHSO3
(2) 5SO2 + 2KMnO4+ 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4
(3) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(4) SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4
Những phản ứng trong đó SO2 thể hiện tính khử là
A. (2) , (4). B. (3). C. (1) , (2) , (4). D. (3) , (4
Câu 13: Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt, người ta thường cho thêm một ít bột natri peoxit (Na2O2), do Na2O2 tác dụng với nước sinh ra hiđro peoxit (H2O2) là chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy trắng được quần áo:
Vì vậy, bột giặt được bảo quản tốt nhất bằng cách:
A. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để ra ngoài ánh sáng
B. cho bột giặt vào trong hộp kín và để nơi khô mát.
C. cho bột giặt vào trong hộp không có nắp và để trong bóng râm
D. cho bột giặt vào trong hộp có nắp và để ra ngoài nắng.
Câu 14: Khối lượng (gam) của 3,36 lít hỗn hợp khí oxi và nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn, có tỷ khối so với hiđro bằng 15 là bao nhiêu?
A. 3,5g B. 3,2g C. 4,5g D. 4,0g
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml ddH2SO40,1M(vừa đủ).Sau phản ứng ,cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6.81g B. 4,81g C. 3,81g D. 5,81g
Câu 16: Trường hợp nào thu được lượng khí SO2 nhiều nhất :
A. Cho 1 mol S tác dụng hết với H2SO4đặc nóng.
B. Cho 1 mol C tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng.
C. Cho 1 mol Cu tác dụng hết với H2SO4đặc nóng.
D. Cho 1 mol K2SO3 tác dụng hết với H2SO4 .
Câu 17: Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sán xuất được khối lượng axit sunfuric là bao nhiêu?
A. 1558kg B. 1578kg C. 1548kg D. 1568kg
Câu 18: Cho hỗn hợp khí gồm 0,8 g oxi và 0,8 g hiđro tác dụng với nhau, khối lượng nước thu được là:
A. 1,2g B. 1,4g C. 1,6g D. 0,9g
Câu 19: Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng H2SO4 đặc, nguội.
A. Al, Fe,Cr B. Cu, Ag,Hg C. Mg, Zn, Ni D. Pb, Cu,Ag
Câu 20: Oxi không phản ứng trực tiếp với :
A. Crom B. Clo C. Photpho D. Lưu huỳnh
Trên đây là phần trích dẫn Phân dạng bài tập oxi lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!