YOMEDIA

Một số câu trắc nghiệm ôn tập dạng bài toán kim loại tác dụng với HNO3 môn Hóa học 12

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Một số câu trắc nghiệm ôn tập dạng bài toán kim loại tác dụng với HNO3 môn Hóa học 12 được hoc247 tổng hợp sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ADSENSE
YOMEDIA

MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP DẠNG BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HNO3

 

Con đường tư duy :

Với bài toán dạng này các bạn nhớ các phương trình sau:

2HNO3 + e → NO3- + NO2 + H2O

4HNO3 + 3e → 3NO3- + NO + 2H2O

10HNO3 + 8e → 8NO3- + N2O (NH4NO3) + 5H2O

12HNO3 + 10e → 10NO3- + N2 + 6H2O

Trong quá trình giải toán cần vận dụng linh hoạt thêm các ĐLBT.

Chú ý: Với các bài toán có Al – Zn – Mg thường sẽ có NH4NO3

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Câu 1. Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

      A. 18,0.                                      B. 22,4.                                C. 15,6                              D. 24,2.

nFe = 0,1 mol → nFe(NO3)2 = 0,1 mol → m = 0,1.242 = 24,2 gam                                 

Câu 2. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là:

      A. 98,20.                                    B. 97,20.                              C. 98,75.                          D. 91,00.

\(0,25\left\{ \begin{array}{l}

{n_{NO}} = a\,mol\\

{n_{{N_2}O}} = b\,mol

\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}

a + b = 0,25\\

\frac{{30a + 44b}}{{0,25}} = 2.16,4

\end{array} \right.\)

→ 0,95.1,5 = 0,2 + 0,05.2 + 0,2.3 + 0,05.8 + 2a + 8a

→ a = 0,0125 mol

BTKL: 29 + 62.(0,2.3 + 0,05.8 + 0,0125.8) + 0,0125.80 = 98,2 gam                               

Câu 3. Hoà tan 6,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,02 mol NO và 0,02 mol N2O. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Số mol HNO3 bị khử trong phản ứng trên là:

      A. 0,08 mol                                B. 0,06 mol                          C. 0.09 mol

nNH4+ = a mol → 25,4 = 6 + (0,02.3 + 0,02.8).62 + 8a.62 + a.(18 + 62) → a = 0,01 mol               D. 0,07 mol

N: 0,02 + 0,02.2 + 0,01 = 0,07 mol

Câu 4. Hoà m gam hỗn hợp Fe, Cu  ( Fe Chiếm 40%) vào 380 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu đư­ợc dung dịch Y và 0,7m gam chất rắn và 1,12 lít hỗn hợp gồm NO, N2O (ở đktc)(là hai sản phẩm khử duy nhất) . Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn Y là:

      A. 32,4 gam                               B. 45 gam                             C. 21,6 gam                  D. 27 gam

4HNO3 + 3e → 3NO3- + NO + 2H2O

10HNO3 + 8e → 8NO3- + H2O + 5H2O                                                                        

Có ngay \({m_{Fe{{(N{O_3})}_2}}} = \frac{{0,02.3 + 0,03.8}}{2} = 27g\)

Câu 5. Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X nói trên vào một lượng dd HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,32 gam, dd muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dd là:

      A. 4,5 gam                                 B. 5,4 gam                            C. 7,4 gam                        D. 6,4 gam

Câu 6. Cho 22,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với H2 dư, nóng. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y, cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 84,7 gam muối. % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là:

      A. 50,80%                                  B. 49,21%                            C. 49,12%                         D. 50,88%

Câu 7. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng?

      A. 0,28                                       B. 0,34                                 C. 0,36                              D. 0,32

Câu 8. Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, N2O, NO và NO2 trong đó hai khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận toàn bộ X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:

      A. 0,945.                                    B. 0,725.                              C. 0,923.                           D. 0,893.

Câu 9. Cho 6,675g hỗn hợp Mg và kim loại M ( hóa trị duy nhất n, đứng sau Mg , tác dụng được với H+ giải phóng H2) có tỷ lệ mol là 1:1 vào dung dịch AgNO3 dư khi kết thúc phản ứng thu được 32,4g chất rắn . Ở một thí nghiệm khác nếu cho 6,675g hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được V lít NO đktc ( sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

      A. 4,48.                                      B. 1,12.                               C. 3,36.                              D. 2,24.   

Câu 10. Cho 4,8g Mg tác dụng với HNO3 dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit NO (đktc) và dd X. Khối lượng muối thu được trong X:   

      A. 29,6g                                    B. 30,6g                              C. 34,5g                              D. 22,2g.

BÀI TẬP RÈN LUYỆN

Câu 1. Cho 5,12 gam đồng phản ứng hoàn toàn với 50,4 gam dung dịch HNO 60% thu được dung dịch X. Hãy xác định nồng độ % của muối tan trong X biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 2M vào X rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 41,52 gam chất rắn.

      A. 26,15%                                  B. 17,67%                            C. 28,66%                         D. 75,12%

Câu 2. Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là:

      A. 3,4048.                                  B. 5,6000.                            C. 4,4800.                         D. 2,5088.

Câu 3. Cho 1 lượng bột Fe tan hết trong  dung dịch chứa HNO3 , sau khí phản ứng kết thúc thì thu được 2,688 lít NO(đkc) và dung dịch X.Thêm dung dịch chứa 0,3 mol HCl (loãng) vào lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa hết 650 ml dung dịch KOH 1M.( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong X là :

     A. 29,04 gam.                             B. 29,6 gam.                         C. 32,4 gam.                     D. 21,6 gam.

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại  bằng HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và NO2. Tỉ khối của D so với H2 là 18,2. Giả thiết không có phản ứng tạo NH4NO3. Tổng khối lượng muối trong dung dịch tính theo m và V là:

      A. (m+8,749V) gam.                  B. (m+6,089V) gam.

      C. (m+8,96V) gam.                    D. (m+4,48V) gam.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp khí NO2 và NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là:

      A. 3,584 lít.                                B. 1,792 lít.                          C. 5,376 lít.                       D. 2,688 lít.

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 31,25 gam hỗn hợp X gồm Mg;Al và Zn trong dd HNO3,sau phản ứng hoàn toàn thu được dd Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO.Cô cạn dd sau phản ứng thu được 157,05 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 bị khử trong phản ứng  trên là:

      A. 0,30                                       B. 1,02                                 C. 0,5                                D. 0,4

Câu 7. Hòa tan 1,35 gam M trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 21. Tìm kim loại M.

      A. Fe                                          B. Cu                                    C. Ag                                D. Al

Câu 8. Cho m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dd HNO3 1M, thu được sản phẩm khử khí NO duy nhất và 35,85 gam muối trong đó oxi chiếm 64,268% khối lượng muối. Giá trị của m và V lần lượt là:

      A. 6,09 và 0,48.                         B. 5,61 và 0,48.                    C. 6,09 và 0,64.            D. 25,93 và 0,64.

Câu 9. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.

      A. 0,28                                       B. 0,34                                 C. 0,32                              D. 0,36

Câu 10. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3. Sau khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn thu  được dung dịch X, khí Y không màu hóa nâu trong không khí có thể tích là 0,896 lít (đktc) và chất rắn Z. Lọc lấy chất rắn Z cho phản ứng vừa đủ với 2,92 ml dung dịch HCl 30% (d=1,25). Giá trị của m là:

      A. 4,20 gam.                              B. 2,40 gam.                         C. 2,24 gam.                     D. 4,04 gam.

Câu 11. Hoà tan hoàn toàn cùng một lượng oxit của kim loại M (có hoá trị không đổi ở 2 thí nghiệm) bằng dung dịch HCl và bằng dung dịch HNO3 thu  được muối nitrat có khối lượng nhiều hơn khối lượng muối clorua một lượng bằng 99,375% khối lượng oxit đem hoà tan. Công thức oxit là:

      A. Al2O3.                                    B. Fe2O3.                              C. MgO.                            D. CuO.

Câu 12. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là

      A. Mg.                                        B. Fe.                                   C. Zn.                                D. Al.

Câu 13. Hòa tan hết 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lit khí NO ( đktc). Thêm từ từ 3,96 gam kim loại Mg vào hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 224 ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là:

      A. 9,6.                                        B. 12,4.                                C. 15,2.                             D. 6,4.

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 448 ml khí N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là :

      A. 29,6.                                      B. 30,6.                                C. 31,6.                              D. 30,0.

Câu 15. Cho 25,24 gam hỗn hợp X chứa Al, Zn, Mg, Fe phản ứng vừa đủ với 787,5 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,2 mol hỗn hợp khí Y (gồm N2O và N2) có tỉ khối so với H2 là 18. Giá trị của m là:

      A. 163,60.                                  B. 153,13.                            C. 184,12.                         D. 154,12.

Câu 16. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag trong V ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị tối thiểu của V là:

      A. 800.                                       B. 400.                                 C. 600.                              D. 200.

Câu 17. Để hòa tan x mol một kim loại M cần dùng vừa đủ 2x mol HNO3 đặc, nóng giải phóng khí NO2. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau?

      A. Cu.                                        B. Au.                                  C. Fe.                                D. Ag.

Câu 18. Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2(sản phẩm khử duy nhất của ) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

      A. 4,08.                                      B. 5,28.                                C. 2,62.                             D. 3,42.

Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là:

      A. 400.                                       B. 1200.                               C. 800.                              D. 600.

Câu 20. Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 1,8 lít dung dịch HNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và 13,44 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ở (đktc) và 4m/15 gam chất rắn. Giá trị của m là:

      A. 72.                                         B. 60.                                   C. 35,2.                             D. 48.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Một số câu trắc nghiệm ôn tập dạng bài toán kim loại tác dụng với HNO3 môn Hóa học 12, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF