YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập định tính về thế năng môn Vật Lý 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Lý thuyết và bài tập định tính về thế năng môn Vật Lý 10 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VỀ THẾ NĂNG

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Thế năng trọng trường

      A) Định nghĩa

    Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là:

    Wt = mgz

    B) Tính chất

    - Là đại lượng vô hướng.

    - Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.

    C) Đơn vị

    Đơn vị của thế năng là jun (J)

    Chú ý: Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không (Wt = 0).

2. Thế năng đàn hồi

    - Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

    - Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có độ biến dạng Δl là:

\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

    - Thế năng đàn hồi là một đại lượng vô hướng, dương.

    - Đơn vị của thế năng đàn hồi là jun (J).

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Một vật đang chuyển động có thể không

A. động lượng.               B. động năng.                

C. thế năng.                    D. cơ năng.

Câu 2. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Động năng.                B. Động lượng.             

C. Thế năng.                  D. Vận tốc.

Câu 3. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì

A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.                               

D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Câu 4. Thế năng hấp dẫn là đại lượng

A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.       

D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

A. cùng là một dạng năng lượng.                        

B. có dạng biểu thức khác nhau.

C. đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.

D. đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường?

A. Luôn có giá trị dương.                                                                               

B. Tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Hơn kém nhau một hằng số đối với 2 mốc thế năng khác nhau.

D. Có giá trị tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.

Câu 7. Một viên đạn bay trong không khí với một vận tốc ban đầu xác định, bỏ qua sức cản của không khí. Đại lượng nào sau đây không đổi trong khi viên đạn chuyển động ?

A. Động lượng                B. Gia tốc                       

C. Thế năng                    D. Động năng.

Câu 8. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là

A. bằng hai lần vật thứ hai.                                   

B. bằng một nửa vật thứ hai.

C. bằng vật thứ hai.                                               

D. bằng ¼ vật thứ hai.

Câu 9. Chọn phát biểu chính xác nhất?

A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương

B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng

C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng

D. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn

Câu 10. Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi?

A. Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng

B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.

C. Trong giới hạn đàn hồi, khi vật bị biến dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh công càng lớn

D. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng.

 

...

-(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập định tính về thế năng môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON