YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thể ôn tập thật tốt các kiến thức về cấu trúc tế bào như: cấu tạo các bào quan, sự khác biệt giữa nhân sơ và nhân thực,...Hoc247 tổng hợp và biên soạn gửi đến các em tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10. Hy vọng các em đạt nhiều thành tích cao trong kỳ thi sắp tới. 

ATNETWORK
YOMEDIA

LÝ THUYẾT ÔN TẬP VÀ NÂNG CAO CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO SINH HỌC 10

I.  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

  • 1665: Rôbớc Húc là người đầu tiên mô tả tế bào khi ông sử dụng kính hiển vi để quan sát lát mỏng của cây bần. Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Lơvenhuc đã quan sát các tế bào sống đầu tiên.
  • 1838, Matias Slâyđen khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. 
  • 1839, Têôđo Sơvan cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ tế bào. 

II.  KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO -  SỰ GIỐNG NHAU GIỮA TẾ BÀO NHÂN SƠ VỚI TẾ BÀO NHÂN THỰC

  • Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân sơ (Prokaryote) và tế bào nhân thực (Eukaryote).
  • Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản:
    • Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận chuyển, thẩm thấu, thụ cảm…
    • Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc (bán lỏng) có thành phần là nước, các hợp chất vô cơ và hữu cơ…
    • Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền.

III. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ

  • So với tế bào nhân thực, thì tế bào vi khuẩn có kích thước 1- 5mm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, tức sinh vật lớn " Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường, sinh sản một cách nhanh chóng.
  • Không có các bào quan có màng bao bọc.

1.  Lông roi, vỏ nhầy, thành tế bào, màng sinh chất:

a. Lông, roi: (Ở một số VK)

  • Cấu tạo: bản chất là protein .
  • Chức năng lông:
  • Như thụ thể: tiếp nhận các virut.
  • Tiếp hợp: trao đổi plasmit giữa các tế bào nhân sơ.
  • Bám vào bề mặt tế bào: Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
  • Chức năng Roi giúp VK di chuyển.

b. Vỏ nhầy: (Ở một số VK)

  • Cấu tạo: Có bản chất là polysaccarit.
  • Chức năng:
    • Giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…
    • Cung cấp dinh dưỡng khi gặp điều kiện bất lợi. 

c. Thành tế bào:

{-- Nội dung phần c: Thành tế bào của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

d. Màng sinh chất:

{-- Nội dung phần d: Màng sinh chất của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

d. Màng sinh chất:

2. Tế bào chất:

a. Có:

*Bào tương: Là một dạng chất keo bán lỏng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.

*Các hạt:

  • Riboxom: cấu tạo từ protein, rARN và không có màng bao bọc.  Là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào.  Riboxom của vi khuẩn (30S+ 50S) nhỏ hơn riboxom của tế bào nhân thực (40S+ 60S). 
  • Các hạt dự trữ: Giọt mỡ (Lipit) và tinh bột.

*Mesoxom:

- Cấu trúc: Chủ yếu có ở Gram dương, do MSC xâm nhập, đâm sâu vào tế bào chất.

Chức năng:

+ Gắn với ADN và có chức năng trong quá trình sao chép ADN và quá trình phân bào.

+ Quang hợp hoặc hô hấp ở một số vi khuẩn quang hợp hoặc có hoạt tính hô hấp cao.

b. Không có: Không có hệ thống nội màng → không có các bào quan có màng bao bọc; khung tế bào.

3. Vùng nhân

  • Không có màng nhân, nhưng đã có bộ máy di truyền là một phân tử ADN vòng và thường không kết hợp với protein histon. 
  • Ngoài ra, một số vi khuẩn còn có ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.  

IV. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

1. NHÂN TẾ BÀO

a. Cấu trúc:

*Màng nhân
- Gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm.  Màng ngoài thường nối với lưới nội chất hạt. 

- Trên bề mặt có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm.  Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử protein cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
*Chất nhiễm sắc
- Cấu trúc hoá học: Gồm một phân tử ADN cuộn quanh các phân tử protein histon. 

- Cấu trúc không gian: Các sợi chất nhiễm sắc xoắn nhiều bậc tạo thành NST. 

- Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài.

VD: tế bào soma ở người có 46 NST, ruồi giấm có 8 NST, đậu Hà Lan có 14 NST, cà chua có 24 NST…
*Nhân con (hạch nhân)
- Đặc điểm: Là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc. 

- Cấu tạo hoá học: Gồm chủ yếu là protein (80% -  85%) và rARN.

Description: nucleusfigure1

NHÂN TẾ BÀO

Description: fg

CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

b. Chức năng

Là nơi lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền; là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.
2. RIBOXOM
a. Hình thái:

  • Là bào quan nhỏ không có màng bao bọc, kích thước từ 15 – 25nm, gồm một hạt lớn (60S) và một hạt bé (40S).
  • Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu riboxom. 

b. Cấu trúc:

  • Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và protein.
  • Không có màng bao bọc.

c. Chức năng: Riboxom là nơi tổng hợp protein cho tế bào.
3. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO (tham khảo)

{-- Nội dung phần 3: Khung xương tế bào của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

4. TRUNG THỂ: Chỉ có ở tế bào động vật.

a. Cấu trúc:

+ Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. 

+ Mỗi trung tử là một ống hình trụ, rỗng, dài, đường kính khoảng 0,13µm, gồm 9 bộ ba vi ống xếp thành vòng.

b. Chức năng:

Tạo ra các vi ống hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật.

Description: Centrosome

5. TI THỂ
a. Hình thái

  • Là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.
  • Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì khác nhau, có tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể.

b. Cấu trúc

- Bên ngoài: Bao bọc bởi màng kép (hai màng bao bọc).

+ Màng ngoài: trơn nhẵn.

+ Màng trong: ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo ra các mào.  Trên mào có nhiều loại enzym hô hấp.
- Bên trong: Chứa nhiều protein và lipit, ngoài ra còn chứa axit nucleic (ADN vòng, ARN), riboxom (giống với riboxom của vi khuẩn) và nhiều enzym.

Chú ý: Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào. 

Description: Cau tao ty the2

c. Chức năngNhà máy năng lượng tí hon của tế bào.

  • Là nơi tổng hợp ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. 
  • Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất.

6. LỤC LẠP

{-- Nội dung phần 6: Lục lạp của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

7. LƯỚI NỘI CHẤT

{-- Nội dung phần 7: Lưới nội chất của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

8. PEROXIXOM

a. Hình thái: Nhỏ, dạng túi.

b. Cấu trúc:

  • Được bao bọc bởi một lớp màng.
  • Bên trong: chứa các enzym tổng hợp và phân huỷ H2O2.

c. Chức năng: Khử độc, phân huỷ axit béo thành các phần tử nhỏ hơn đưa đến ty thể tham gia quá trình hô hấp.

9. BỘ MÁY GONGI VÀ LIZOXOM
a. Bộ máy Gongi

*Hình thái: Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt) theo hình vòng cung. 

*Cấu trúc: Mỗi túi dẹt là một xoang được bao bọc bởi một lớp màng sinh chất. 
*Chức năng:

  • Gắn nhóm cacbohydrat vào protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt.
  • Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp đến nơi cần sử dụng trong tế bào. 
  • Tổng hợp các phân tử polysaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật.

b.  Lizoxom

  • Hình thái: Là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm.
  • Cấu tạo:
    • Được hình thành từ bộ máy Gongi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất ra bên ngoài.
    • Có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzym thuỷ phân.
  • Chức năng:
    • Kết hợp với không bào làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
    • Tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các tế bào đã hết thời hạn sử dụng: Các enzym phân cắt nhanh chóng các đại phân tử như protein, axit nucleic, cacbohydrat, lipit.

10. KHÔNG BÀO

a. Hình thái:

  • Hình khối, dễ nhận thấy trong tế bào thực vật.  Khi tế bào thực vật còn non thì có nhiều không bào nhỏ.  Ở tế bào thực vật trưởng thành các không bào nhỏ có thể sát nhập tạo ra không bào lớn. 
  • Được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gongi.

b. Cấu trúc:

  • Bên ngoài: Bao bọc bởi một lớp màng.
  • Bên trong: là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. 

c. Chức năng:

  • Tự vệ: Chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc ở một số thực vật (Với loài ăn thực vật).
  • Dự trữ chất dinh dưỡng, muối khoáng: ở một số loài thực vật.
  • Thu hút côn trùng thụ phấn: Một số tế bào cánh hoa thực vật không bào chứa các sắc tố. 
  • Tiêu hoá ở động vật nguyên sinh.
  • Điều hoà áp suất thẩm thấu, quá trình hút nước của tế bào.
  • Một số tế bào động vật có không bào bé.

11. MÀNG SINH CHẤT

{-- Nội dung phần 11: Màng sinh chất của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

12. CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

a. Thành tế bào

  • Tế bào thực vật:
    • Là xenlulozo bao bọc ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ tế bào, đồng thời xác định hình dạng, kích thước của tế bào. 
    • Trên thành có các cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào có thể liên lạc với nhau dễ dàng.
  • Tế bào nấm: Phần lớn có thành kitin vững chắc.

b. Chất nền ngoại bào

  • Cấu trúc:
    • Vị trí: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật. 
    • Được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glycoprotein, lipoprotein kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. 
  • Vai trò:
    • Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định.
    • Giúp tế bào thu nhận thông tin.  VD: Glycoprotein - "dấu chuẩn"giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào "lạ"(tế bào của các cơ thể khác). 

VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

{-- Nội dung Vận chuyển các chất qua màng sinh chất của câu hỏi tài liệu Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết ôn tập và nâng cao chuyên đề Cấu trúc của tế bào Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON